Công tác chuẩn bị cho điều tra, khảo sát môi trường trầm tích biển cần thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Công tác chuẩn bị cho điều tra, khảo sát môi trường trầm tích biển cần thực hiện như thế nào?
Công tác chuẩn bị điều tra, khảo sát môi trường trầm tích biển được quy định tại Điều 30 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể:
1. Tại văn phòng
a) Thu thập tài liệu liên quan đến khu vực khảo sát;
b) Xây dựng sơ đồ thiết kế thi công khu vực khảo sát với nội dung phải thể hiện được: vị trí các trạm khảo sát, các loại mẫu môi trường trầm tích dự kiến ở 01 trạm khảo sát;
c) Xây dựng đề cương công tác khảo sát với các nội dung: vị trí khu vực khảo sát, các tài liệu cơ sở xây dựng đề cương (đặc điểm tự nhiên và kinh tế nhân văn, lịch nghiên cứu, đặc điểm địa chất, trầm tích, các khu vực ô nhiễm môi trường trầm tích của các nghiên cứu trước đây), phương pháp nghiên cứu, khối lượng, sản phẩm giao nộp và tổ chức thực hiện;
d) Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, dụng cụ lấy mẫu và đo đạc;
đ) Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ, vật tư, văn phòng phẩm phục vụ cho việc triển khai điều tra khảo sát môi trường trầm tích biển;
e) Chuẩn bị tài liệu, biểu mẫu phục vụ cho quan trắc môi trường trầm tích biển.
2. Tại hiện trường
a) Tiến hành lắp đặt các thiết bị lấy mẫu chuyên dụng như: cuốc đại dương cỡ lớn, ống phóng trọng lực (Gravity Core), lấy mẫu nguyên dạng bằng boxcore;
b) Kiểm tra dụng cụ, sổ ghi, tình trạng hoạt động của các thiết bị kể cả thiết bị dự phòng trước khi lấy mẫu.
Trên đây là tư vấn về công tác chuẩn bị điều tra, khảo sát môi trường trầm tích biển. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT,.