Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang vào năm nào?

Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang vào năm nào? Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thế nào?

Nội dung chính

    Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang vào năm nào?

    Côn Đảo từng trải qua nhiều thay đổi về đơn vị hành chính sau năm 1975, từng có thời gian Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang:

    - Tháng 5 năm 1975: Được gọi là tỉnh Côn Đảo.

    - Tháng 9 năm 1976: Giải thể tỉnh Côn Đảo, chuyển thành huyện Côn Đảo trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

    - Tháng 1 năm 1977: Huyện Côn Đảo được chuyển về trực thuộc tỉnh Hậu Giang.

    - Tháng 5 năm 1979: Trở thành quận Côn Đảo thuộc Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.

    - Tháng 10 năm 1991: Trở thành huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho đến nay.

    Như vậy, Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang từ tháng 1 năm 1977 đến tháng 5 năm 1979.

    Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang vào năm nào?

    Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang vào năm nào? (Hình từ Internet)

    Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thế nào?

    Căn cứ cào Mục VIII Quyết định 1588/QĐ-TTg năm 2023 về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai tỉnh Hậu Giang như sau:

    - Nguồn lực đất đai được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, bền vững với tầm nhìn dài hạn; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo đảm việc bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực phù hợp với chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ.

    - Các chỉ tiêu diện tích chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đất ở, đất phát triển hạ tầng được tính toán, xác định trên cơ sở tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất Quốc gia, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và nhu cầu phát triển của địa phương để triển khai các phương án phát triển theo không gian, lãnh thổ và các công trình, dự án hạ tầng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    - Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm 2021 - 2025 phân bổ cho tỉnh Hậu Giang theo Quyết định 326/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.

    - Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phù hợp với phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất trong Quy hoạch tỉnh để làm căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật.

    Quan điểm trong Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

    Theo quy định tại tiều mục 1 Mục II Quyết định 1588/QĐ-TTg năm 2023 về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì tỉnh Hậu Giang có quan điểm như sau:

    - Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bám sát và phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, mục tiêu, định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia, quy hoạch, kế hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và các quy hoạch, kế hoạch liên quan.

    - Xây dựng Hậu Giang thành trung tâm kết nối, trung chuyển hàng hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển đột phá các ngành, lĩnh vực trên nền tảng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và chuyển đổi số, đồng thời huy động, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và các mô hình kinh tế mới dựa trên 4 trụ cột công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch theo chiến lược “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm”.

    - Phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu, động lực của sự phát triển; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

    54
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ