Có thể đặt theo họ của bố khi con sinh ra sau khi ly hôn không? Có được đặt theo họ của mẹ khi con sinh ra sau khi ly hôn không?
Nội dung chính
Có được đặt theo họ của bố khi con sinh ra sau khi ly hôn?
Em và vợ em lúc trước có đăng ký kết hôn. Và sinh cháu đầu, cháu đứng theo họ em. Sau đó, em và vợ em có giấy li hôn vào 9/2020. Lúc đó vợ em có thai được 2 tháng, giữa tháng 4/2021 vợ em sinh. Vậy khi em đi làm giấy khai sinh cho bé thứ 2 thì có đứng theo họ em được không?
Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Như vậy, trước khi ly hôn thì vợ anh có thai, do đó, trường hợp con anh sinh ra trong thời hạn 300 ngày tính từ ngày Tòa án giải quyết xong yêu cầu ly hôn thì cháu vẫn được xác định là con chung của anh chị.
Do đó, khi thực hiện đăng ký khai sinh thì hai anh chị có thể thỏa thuận để đặt họ bé theo họ của anh (Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP).
Ly hôn mới phát hiện chồng vay nợ thì xử lý thế nào?
Trả lời: Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- .....
Và theo Khoản 3 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình.
=> Theo đó, những nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do 2 vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập thì cả 2 vợ chồng phải chịu trách nhiệm. Những giao dịch do 1 bên vợ hoặc chồng tự xác lập, không thực hiện vì nhu cầu gia đình thì 1 bên tự chịu trách nhiệm.
Trường hợp của chị, khoản vay 300 triệu đồng cả 2 vợ chồng đều có trách nhiệm trả; riêng với khoản vay 80 triệu đồng sau này, chồng chị tự vay mà không cho chị biết, không thỏa thuận cũng như không phục vụ vì nhu cầu gia đình thì không phát sinh nghĩa vụ chung giữa 2 vợ chồng, 1 mình chồng chị có trách nhiệm trả.
Có được đặt theo họ của mẹ khi con sinh ra sau khi ly hôn không?(Hình ảnh Internet)
Ly thân lâu năm có được coi là đã ly hôn không?
Chào luật sư, tôi và chồng đã ly thân 20 năm nay mà chưa ra Tòa, 2 bên đều đã có cuộc sống riêng của mình. Như vậy thì chúng tôi có được coi là đã ly hôn hay không?
Trả lời: Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể như thế nào là ly thân. Có thể hiểu đơn giản ly thân là việc 2 vợ chồng không còn chung sống cùng nhau, mỗi người có một đời sống riêng.
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Và Khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân như sau:
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
=> Từ những căn cứ nêu trên có thể thấy ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, cũng có nghĩa ly thân không đồng nghĩa với việc ly hôn.
Do đó, trường hợp chị đã ly thân với chồng 20 năm thì không được coi là đã ly hôn, giữa 2 người vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân.