Cơ sở vật chất đối với việc tập huấn môn patin bao gồm những gì theo quy định của pháp luật?

Cơ sở vật chất đối với việc tập huấn môn patin bao gồm những gì theo quy định của pháp luật? Hoạt động tập luyện và thi đấu môn Patin trong nhà, trong sân tập phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Nội dung chính

    Cơ sở vật chất đối với việc tập huấn môn patin bao gồm những gì theo quy định của pháp luật?

    Cơ sở vật chất đối với việc tập huấn môn patin được quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Patin do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, theo đó: 

    - Hoạt động tập luyện và thi đấu môn Patin trong nhà, trong sân tập phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

    + Diện tích sân phải từ 300m2 trở lên;

    + Bề mặt sân bằng phẳng, dốc trượt và mô hình chướng ngại vật phải nhẵn, không trơn trượt; đối với dốc trượt, mô hình chướng ngại vật và các góc cạnh phải được xử lý đúng kỹ thuật thiết kế chuyên dùng và được trang bị bảo hiểm để bảo đảm an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập luyện;

    + Khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà: Đối với sân bằng phẳng, khoảng cách từ mặt sân đến trần nhà ít nhất là 3,5m. Đối với sân có dốc trượt và mô hình chướng ngại vật, khoảng cách từ đỉnh dốc điểm cao nhất của chướng ngại vật đến trần nhà ít nhất là 04m;

    + Không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng, ánh sáng từ 150 lux trở lên;

    + Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;

    + Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục, thiết bị khi tham gia tập luyện, các biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.

    - Hoạt động tập luyện và thi đấu môn Patin ngoài trời phải thực hiện theo quy định các điểm a, b, d, đ và e khoản 1 Điều này.

    - Hoạt động biểu diễn môn Patin phải thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.

    14