Cơ sở giáo dục mầm non chi hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục như thế nào?

Chi hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non như thế nào? Chi hoạt động đánh giá ngoài chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non như thế nào?

Nội dung chính

    Chi hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non như thế nào?

    Tại Điều 3 Thông tư 56/2021/TT-BTC quy định chi hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non như sau:

    1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để chi cho hoạt động tự đánh giá, cụ thể như sau:

    a) Chi thuê chuyên gia tư vấn

    Cơ sở giáo dục có trách nhiệm thực hiện tự đánh giá theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tự đánh giá đề nghị Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên (sau đây gọi tắt là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục) quyết định việc thuê chuyên gia tư vấn (trong và ngoài nước) để giúp Hội đồng tự đánh giá triển khai việc tự đánh giá (kèm theo tiêu chuẩn, tiêu chí đối với chuyên gia tư vấn phù hợp yêu cầu công việc và có yêu cầu cụ thể về công việc chuyên gia cần thực hiện, cam kết hiệu quả công việc tương xứng mức thù lao theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chi phí thuê chuyên gia tư vấn (nếu có) thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên nhưng phải phù hợp với khả năng kinh phí của cơ sở giáo dục và tuân theo các quy định hiện hành về tài chính của Nhà nước.

    b) Chi in ấn và văn phòng phẩm: Thực hiện theo thực tế phát sinh trên nguyên tắc tiết kiệm, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

    c) Chi xây dựng phương án điều tra, thu thập thông tin, minh chứng; xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí; xây dựng và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá: áp dụng theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia, tối đa không quá 10.000.000 đồng/kết quả tự đánh giá hoàn chỉnh. Căn cứ khả năng kinh phí thực hiện hoạt động tự đánh giá, Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị về mức chi tiền công cụ thể cho các thành viên thực hiện tự đánh giá phù hợp với vai trò của từng thành viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của quá trình tự đánh giá, trong đó chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khoán theo sản phẩm cuối cùng không quá 2.000.000 đồng/báo cáo.

    2. Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động tự đánh giá. Nội dung chi và mức chi cho hoạt động tự đánh giá theo quy định của cơ sở giáo dục.

    Như vậ

    Chi hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non như thế nào? (Hình từ internet)

    Chi hoạt động đánh giá ngoài chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non như thế nào?

    Theo Điều 4 Thông tư 56/2021/TT-BTC quy định chi hoạt động đánh giá ngoài chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục mầm non như sau:

    Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục thực hiện nhiệm vụ đánh giá ngoài sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để chi cho hoạt động đánh giá ngoài, cụ thể như sau:

    1. Chi hội nghị, hội thảo; chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

    2. Các khoản chi tiền công cho thành viên đoàn đánh giá ngoài

    Căn cứ khả năng kinh phí thực hiện hoạt động đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định mức chi tiền công cụ thể cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài (trưởng đoàn, thư ký, thành viên) phù hợp với vai trò của từng thành viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ đánh giá ngoài và thực tế tại địa phương, cụ thể:

    a) Chi tiền công nghiên cứu hồ sơ đánh giá, viết báo cáo sơ bộ: Tối đa không quá 1.000.000 đồng/người/báo cáo;

    b) Chi tiền công trong thời gian làm việc tập trung nghiên cứu hồ sơ đánh giá: Tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày;

    c) Chi tiền công trong thời gian thực hiện khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục: Tối đa không quá 200.000 đồng/người/ngày;

    3. Chi xây dựng và hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài: Mức chi khoán theo sản phẩm cuối cùng không quá 2.000.000 đồng/báo cáo.

    4. Chi in ấn và văn phòng phẩm; chi in và cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục, bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia: Thực hiện theo thực tế phát sinh trên nguyên tắc tiết kiệm, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    43
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ