Cơ quan nào có thẩm quyền xét xử tranh chấp lao động của Công đoàn theo sự lựa chọn của nguyên đơn?

Thẩm quyền xét xử tranh chấp lao động của Công đoàn theo sự lựa chọn của nguyên đơn được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Cơ quan nào có thẩm quyền xét xử tranh chấp lao động của Công đoàn theo sự lựa chọn của nguyên đơn?

    Thẩm quyền xét xử tranh chấp lao động của Công đoàn theo sự lựa chọn của nguyên đơn quy định tại Mục 5.3 Phần I Hướng dẫn 95/HD-TLĐ năm 2016 Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng giải quyết vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

    - Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

    - Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

    - Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các Điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

    - Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

    - Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

    10