Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Cơ quan nào có thẩm quyền xét xử đối với tranh chấp lao động của Công đoàn với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức?

Thẩm quyền xét xử đối với tranh chấp lao động của Công đoàn với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Cơ quan nào có thẩm quyền xét xử đối với tranh chấp lao động của Công đoàn với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức?

    Thẩm quyền xét xử đối với tranh chấp lao động của Công đoàn với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức quy định tại Mục 5.4 Phần I Hướng dẫn 95/HD-TLĐ năm 2016 Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng giải quyết vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

    - Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, ngư­ời có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đư­ơng sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Trong tr­ường hợp này, cơ quan, tổ chức, ngư­ời có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.

    - Quyết định cá biệt quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.

    - Khi xem xét hủy quyết định quy định tại Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

    Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.

    - Thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    10