Cơ quan nào chịu trách nhiệm tu sửa, bảo vệ công trình khí tượng thủy văn?

Các công trình khí tượng thủy văn thuộc trách nhiệm bảo vệ và tu sửa của cơ quan nào, và các biện pháp bảo trì được thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Cơ quan nào chịu trách nhiệm tu sửa, bảo vệ công trình khí tượng thủy văn?

    Tại Khoản 2 Điều 16 Luật khí tượng thủy văn 2015 có quy định về trách nhiệm bảo vệ công trình khí tượng thủy văn như sau:

    2. Trách nhiệm bảo vệ công trình khí tượng thủy văn:
    a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
    b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

    Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

    Nội dung bảo vệ công trình khí tượng thủy văn

    Tại Khoản 1 Điều 16 Luật khí tượng thủy văn 2015 có quy định như sau:

    1. Nội dung bảo vệ công trình khí tượng thủy văn:
    a) Xây dựng hồ sơ, chỉ giới đất, phạm vi hành lang kỹ thuật công trình và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình;
    b) Bảo vệ hành lang kỹ thuật; ngăn chặn các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 của Luật này;
    c) Thực hiện các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và các trường hợp rủi ro khác gây ra;
    d) Bảo dưỡng, tu bổ, sửa chữa công trình theo quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn.

    Như vậy, các cơ quan được giao có trách nhiệm bảo vệ công trình khí tượng thủy văn phải có trách nhiệm thực hiện các nội dung bảo vệ theo quy định trên.

    8