Có phải trả án phí khi tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm? Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí được quy định như thế nào?

Có phải trả án phí khi tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm? Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Có phải trả án phí khi tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm? Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí được quy định như thế nào?

    1. Có phải trả án phí khi tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm?

    Tại Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm như sau:

    1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

    2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

    3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

    Như vậy, theo quy định như trên, nếu tòa án phúc thẩm giữ nguyên bản án của tòa sơ thẩm thì bạn sẽ vẫn phải chịu án phí trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

    2. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được quy định như sau:

    1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

    2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

    Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.

    Theo đó, nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sẽ được thực hiện theo quy định như trên.

    Trân trọng!

    35