Có cần phải mua bảo hiểm cháy nổ cho phòng khám sức khỏe không?

Có cần phải mua bảo hiểm cháy nổ cho phòng khám sức khỏe không? Mức tiền bảo hiểm cháy nổ tối thiểu cho phòng khám sức khỏe là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Những đối tượng nào được quy định là đối tượng của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định về đối tượng bảo hiểm cụ thể như sau:

    Đối tượng bảo hiểm
    1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
    a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
    b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
    2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

    Theo quy định trên thì đối tượng của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, gồm:

    - Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

    - Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

    Có cần phải mua bảo hiểm cháy nổ cho phòng khám sức khỏe không?

    Từ quy định trên thì đối tượng của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.

    Theo đó, căn cứ vào Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ như sau:

    1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên.
    2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
    3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
    4. Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

    Theo đó, phòng khám sức khỏe được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên thì thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

    Như vậy, theo quy định trên, phòng khám sức khỏe có phải là đối tượng của bảo hiểm bắt buộc không phụ thuộc vào số lượng tầng hoặc tổng khối tích đó.

    Nếu phòng khám sức khỏe cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên thì phòng khám sức khỏe là đối tượng của bảo hiểm bắt buộc nên bắt buộc phải đóng bảo hiểm cháy nổ.

    Còn nếu phòng khám sức khỏe dưới 5 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 5.000 m3 thì phòng khám sức khỏe không phải là đối tượng của bảo hiểm bắt buộc nên không bắt buộc phải đóng bảo hiểm cháy nổ, mà việc đóng bảo hiểm cháy nổ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của chủ sở hữu.

    Có cần phải mua bảo hiểm cháy nổ cho phòng khám sức khỏe không?Có cần phải mua bảo hiểm cháy nổ cho phòng khám sức khỏe không? (Hình ảnh từ Internet)

    Mức tiền bảo hiểm cháy nổ tối thiểu cho phòng khám sức khỏe là bao nhiêu?

    Căn cứ Điều 24 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu:

    Số tiền bảo hiểm tối thiểu
    1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
    2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
    a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
    b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

    Như vậy, mức đóng bảo hiểm cháy nổ phòng khám sức khỏe tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của phòng khám sức khỏe tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

    Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:

    - Đối với nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình: Số tiền bảo hiểm là giá trị tinh thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.

    - Đối với máy móc, thiết bị; các loại hàng hoá, vật tư bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

    38