Có cần lập hóa đơn, kê khai và tính nộp thuế GTGT cho hàng mẫu dùng thử của khách hàng không?
Nội dung chính
Hàng mẫu cho khách hàng dùng thử có cần phải lập hóa đơn kê khai, tính nộp thuế GTGT không?
Căn cứ theo hướng dẫn Công văn 78209/CT-TTHT năm 2017 về thuế GTGT đối với hàng mẫu để khách hàng dùng thử như sau:
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
.....
Căn cứ Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính).
.....
Căn cứ Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau
.....
Căn cứ các hướng dẫn trên và nội dung trình bày của Công ty tại công văn hỏi, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
Trường hợp Công ty xuất hàng mẫu để khách hàng dùng thử nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì Công ty phải lập hóa đơn kê khai, tính nộp thuế GTGT như bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính. Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng mẫu nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 173/2016/TT-BTC.
Như vậy, nếu như việc xuất hàng mẫu cho khách hàng dùng thử không thực hiện theo quy định pháp luật về thương mại thì công ty sẽ phải lập hóa đơn kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Hàng mẫu cho khách hàng dùng thử có cần phải lập hóa đơn kê khai, tính nộp thuế GTGT không? (Hình từ Internet)
Thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ, hàng hóa là thời điểm nào?
Tại Điều 5 Nghị định 209/2013/NĐ-CP có quy định về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng như sau:
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng
1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với một số trường hợp đặc thù.
Như vậy, thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ, hàng hóa là thời điểm sau:
- Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm xác định thuế GTGT đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được áp dụng đối với các trường hợp nào?
Tại Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về phương pháp tính trực tiếp trên GTGT như sau:
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng;
b) Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ;
b) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
Như vậy, phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được áp dụng đối với 02 trường hợp sau:
(1) Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ;
(2) Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.