Chức danh nào được tổ chức Lễ Quốc tang khi từ trần tại Việt Nam?

Chức danh nào được tổ chức Lễ Quốc tang khi từ trần tại Việt Nam? Quy định về đăng tin Lễ Quốc tang như thế nào?

Nội dung chính

    Chức danh nào được tổ chức Lễ Quốc tang khi từ trần tại Việt Nam?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về chức danh được tổ chức lễ Quốc tang như sau:

    Điều 5. Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang
    1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
    a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
    b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    ...

    Như vậy, các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang tại Việt Nam bao gồm:

    (1) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

    (2) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    (3) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    (4) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Lưu ý: Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP.

    Chức danh nào được tổ chức Lễ Quốc tang khi từ trần tại Việt Nam? (Hình ảnh từ Internet)

    Quy định về đăng tin Lễ Quốc tang như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về đưa tin đăng tin trên các phương tiện thông tin về Lễ Quốc tang như sau:

    (1) Đưa tin buồn

    Khi chưa có thông báo chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần. Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.

    (2) Đăng tin trên các phương tiện thông tin

    - Báo Nhân dân và các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đưa tin về Lễ Quốc tang, gồm: Thông cáo, danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang; tiểu sử, ảnh người từ trần; nghi thức cả nước để tang; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;

    - Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương quay phim tư liệu Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng.

    Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu và chương trình lễ truy điệu được quy định ra sao?

    Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về Lễ truy điệu như sau:

    Điều 16. Lễ truy điệu
    1. Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
    2. Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu
    a) Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
    b) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
    c) Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
    3. Chương trình Lễ truy điệu
    a) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
    b) Quân nhạc cử Quốc ca;
    c) Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;
    d) Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;
    đ) Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.
    4. Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.

    Như vậy, vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu và chương trình lễ truy điệu được quy định như sau:

    (1) Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu:

    - Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

    - Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);

    - Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.

    (2) Chương trình Lễ truy điệu:

    - Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;

    - Quân nhạc cử Quốc ca;

    - Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;

    - Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;

    - Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.

    Lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ tang bao gồm những gì?

    Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định về lực lượng và phương tiện phục vụ Lễ tang như sau:

    (1) Lực lượng phục vụ Lễ tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị bao gồm:

    - Lực lượng phục vụ Lễ viếng: có 04 (bốn) sĩ quan túc trực cách linh cữu 1,5 m; 06 (sáu) chiến sĩ giữ súng CKC có lưỡi lê túc trực đứng bên ngoài cách sĩ quan túc trực 0,7 m; 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa nhà tang lễ; lực lượng khiêng hoa; sĩ quan dẫn viếng; lực lượng quân nhạc phục vụ Lễ viếng;

    - Lực lượng phục vụ Lễ truy điệu: có 04 (bốn) sĩ quan túc trực bốn góc cách linh cữu 1,5 m; 06 (sáu) chiến sĩ giữ súng CKC túc trực đứng bên ngoài cách sĩ quan túc trực 0,7 m; 02 (hai) chiến sĩ tiêu binh đứng trước cửa nhà tang lễ; 01 tổ Quốc kỳ; 01 tổ Quân kỳ; lực lượng danh dự ba Quân chủng (127 cán bộ, chiến sĩ), quân nhạc phục vụ Lễ truy điệu;

    - Lực lượng phục vụ Lễ đưa tang: 01 (một) sĩ quan mang ảnh, 01 (một) sĩ quan mang gối Huân chương, 01 (một) sĩ quan quấn cờ; đội công tác gồm 01 sĩ quan và 12 (mười hai) chiến sĩ khiêng linh cữu; 07 (bảy) chiến sĩ chuẩn bị xe tang; lục lượng danh dự ba Quân chủng;

    - Lực lượng phục vụ Lễ an táng: 27 (hai mươi bảy) chiến sĩ làm nhiệm vụ tiêu binh tại cổng nghĩa trang; lực lượng mộ giả 13 (mười ba) chiến sĩ, lực lượng danh dự ba Quân chủng, lực lượng quân nhạc phục vụ Lễ an táng.

    (2) Phương tiện phục vụ Lễ tang do Bộ Quốc phòng chuẩn bị gồm: 01 xe chỉ huy; 01 xe chở Quốc kỳ, ảnh, gối Huân chương; 01 xe chở Quân kỳ; 06 xe chở đội hình danh dự; 01 xe hoa; 01 xe kéo xe tang (phía cuối xe tang là khẩu lựu pháo 122 mm); 01 xe dự phòng; 02 xe thông tin, 01 xe cứu thương.

    (3) Linh cữu được phủ Quốc kỳ đặt trong lồng kính để trên xe tang.

    Chuyên viên pháp lý Đặng Trần Trà My
    saved-content
    unsaved-content
    85