Chùa Keo có tên gọi khác là gì? Đất Chùa được sử dụng kết hợp đa mục đích không?
Nội dung chính
Chùa Keo có tên gọi khác là gì?
Chùa Keo có tên gọi khác là Thần Quang tự hiện nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Ngày 28-4-1962, Chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia. Đến tháng 9-2012, một vinh dự nữa lại đến với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình: Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định xếp hạng Chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước.
Chùa Keo là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn tồn khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Với quy mô kiến trúc cổ rộng lớn bậc nhất trong các kiến trúc chùa chiền ở Việt Nam, chùa Keo cũng có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có.
Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ (gỗ lim), chùa Keo còn được xem là công trình nghệ thuật lớn nhất với hơn một trăm gian lớn nhỏ khác nhau. Nói về số gian và số công trình, có nhiều nghiên cứu đưa ra những số liệu khác nhau.
Song thực tế từ năm 1985 đến 1995 các công trình kiến trúc chính của chùa Keo không có sự thay đổi, các tác giả đưa ra số toà, số gian khác nhau là do cách kiểm đếm và xác định số toà, số gian của các công trình phụ trợ.
Qua nghiên cứu văn bia, kế thừa các nghiên cứu trước và thực tế tại di tích, hiện tại chùa Keo còn tồn nguyên vẹn 12 tòa,102 gian là công trình kiến trúc chính. Ngoài ra có 4 toà, 24 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ, tổng số là 16 toà, 126 gian.
Các công trình kiến trúc chính của chùa Keo gồm: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Toà chùa Ông Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phụ quốc, Toà Thượng Điện và cuối cùng là Gác chuông.
Các công trình kiến trúc phụ trợ khác tại Chùa Keo gồm có khu tăng xá, trong đó có nhà tăng xá, hai nhà khách ở phía đông và phía tây của nhà tăng xá; nhà của ban quản lý Chùa Keo.
Chùa Keo có tên gọi khác là gì? Đất Chùa được sử dụng kết hợp đa mục đích không? (Hình từ Internet)
Đất Chùa được sử dụng kết hợp đa mục đích không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024, quy định về sử dụng đất kết hợp đa mục đích như sau:
Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;
e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
...
Theo đó, đất tôn giáo là đất xây dựng các công trình tôn giáo, bao gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tượng đài, bia và tháp thuộc cơ sở tôn giáo; cơ sở đào tạo tôn giáo; trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các công trình tôn giáo hợp pháp khác được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ.
Như vậy, Đất Chùa được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ theo quy định của pháp luật
Đất Chùa thuộc nhóm đất nào theo Luật Đất đai?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Luật Đất dai 2024, quy định về phân loại đất như sau:
Phân loại đất
...
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
...
Theo quy định nêu trên, đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Như vậy, Đất Chùa thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.