Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm gì sau khi khởi công dự án?

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm gì sau khi khởi công dự án?

Nội dung chính

    Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm gì sau khi khởi công dự án?

    Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 68 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm như sau:

    Trình tự, thủ tục bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công
    1. Trình tự, thủ tục bán nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện như sau:

    a) Sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến dự án (tên dự án; chủ đầu tư dự án; địa điểm xây dựng dự án; địa chỉ liên lạc; tiến độ thực hiện dự án; quy mô dự án; số lượng căn hộ (trong đó bao gồm: Số căn hộ để bán; diện tích căn hộ; giá bán (tạm tính) đối với từng loại căn hộ; thời gian bắt đầu và kết thúc nhận đơn đăng ký và các nội dung khác có liên quan) đến cơ quan quản lý nhà ở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân biết, đăng ký và thực hiện việc theo dõi, giám sát;

    ...

    Như vậy, sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm như sau:

    - Cung cấp các thông tin liên quan đến dự án đến cơ quan quản lý nhà ở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

    - Đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương.

    - Công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân biết, đăng ký và thực hiện việc theo dõi, giám sát.

    Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm gì sau khi khởi công dự án?

    Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm gì sau khi khởi công dự án? (Hình từ Internet)

    Xác định giá thuê dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân bằng vốn đầu tư công như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 108 Luật Nhà ở 2023 quy định dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công thì việc xác định giá thuê được thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Nhà ở 2023

    Theo đó, căn cứ theo Điều 86 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

    Xác định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn
    1. Trường hợp cho thuê nhà ở xã hội thì giá thuê được tính đủ kinh phí bảo trì nhà ở; chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 20 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê.
    2. Trường hợp cho thuê mua nhà ở xã hội thì giá thuê mua được tính đủ chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua; không tính kinh phí bảo trì do người thuê mua phải nộp.
    3. Giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội không được tính các khoản ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này.
    4. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Luật này quyết định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội.
    5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn.

    Như vậy, xác định giá thuê dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân bằng vốn đầu tư công được thực hiện theo như quy định trên.

    Quản lý vận hành nhà ở xã hội được thực hiện ra sao?

    Căn cứ theo Điều 90 Luật Nhà ở 2023 quy định quản lý vận hành nhà ở xã hội như sau:

    (1) Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật Nhà ở 2023 quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại khoản 5 Điều 125 Luật Nhà ở 2023.

    - Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo thẩm quyền;

    + Trường hợp có từ 02 đơn vị trở lên đăng ký tham gia thì được chọn áp dụng quy định của pháp luật về đấu thầu để lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở.

    (2) Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn thì việc quản lý vận hành nhà ở được quy định như sau:

    - Nhà ở xã hội để cho thuê thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tự tổ chức quản lý vận hành nhà ở hoặc thuê, ủy thác cho đơn vị có năng lực quản lý vận hành theo quy định Luật Nhà ở 2023 thực hiện quản lý vận hành nhà ở đó;

    - Nhà ở xã hội để cho thuê mua thì trong thời hạn cho thuê mua, chủ đầu tư thực hiện quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại điểm a khoản này; sau khi người thuê mua đã thanh toán đủ tiền thuê mua cho chủ đầu tư thì việc quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này;

    - Nhà ở xã hội để bán thì người mua nhà ở tự thực hiện việc quản lý vận hành nếu là nhà ở riêng lẻ; trường hợp là nhà chung cư thì phải tuân thủ quy định về quản lý vận hành nhà chung cư quy định tại Luật Nhà ở 2023.

    (3) Hoạt động quản lý vận hành nhà ở xã hội được hưởng cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích.

    (4) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội được quyền kinh doanh các dịch vụ khác trong khu nhà ở xã hội mà không bị luật cấm để giảm giá dịch vụ quản lý vận hành nhà ở.

    32