Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ đang khai thác gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công đến cơ quan nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ đang khai thác gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công đến cơ quan nào?

Nội dung chính

Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ đang khai thác gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công đến cơ quan nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 5. Cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình trên đường bộ đang khai thác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác theo hình thức trực tiếp hoặc gửi gián tiếp (qua hệ thống bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến) đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ tài liệu phục vụ cấp giấy phép quy định tại khoản 2 Điều này.
[...]
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác: Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý.
4. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả, nếu không đủ thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Đối với hồ sơ nộp gián tiếp, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đủ thì tiếp nhận, nếu không đủ, có văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép thi công theo quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp không cấp phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
[...]

Như vậy, chủ đầu tư dự án xây dựng công trình trên đường bộ đang khai thác phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công đến cơ quan có thẩm quyền.

Cụ thể, hồ sơ được gửi đến: Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã theo đúng phạm vi quản lý của từng cơ quan đó.

Chủ đầu tư có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi gián tiếp (qua bưu điện hoặc cổng dịch vụ công trực tuyến) để được xem xét, cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác.

Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ đang khai thác gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công đến cơ quan nào?

Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ đang khai thác gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công đến cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Giấy phép thi công công trình trên đường bộ khai thác có thời hạn bao lâu?

Căn cứ khoản 5 Điều 5 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 5. Cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
[...]
5. Giấy phép thi công có thời hạn 24 tháng, hết thời hạn nêu trên mà chưa hoàn thành thi công công trình trên đường bộ đang khai thác thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác.

Theo đó, giấy phép thi công có thời hạn 24 tháng. Nếu hết thời hạn 24 tháng mà công trình vẫn chưa hoàn thành, chủ đầu tư phải thực hiện lại từ đầu thủ tục cấp giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác.

Xử lý các kiến nghị phát sinh trong quá trình thi công công trình đường bộ đang khai thác là trách nhiệm của cơ quan nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 6. Cung cấp thông tin và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thi công trên đường bộ đang khai thác
[...]
2. Đối với công trình không phải cấp giấy phép thi công trên đường bộ đang khai thác quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Đường bộ, tổ chức, cá nhân thi công trên đường bộ đang khai thác có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Luật Đường bộ và các quy định sau:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp thi công xây dựng công trình quy định tại các điểm a, đ, e và k khoản 3 Điều 32 Luật Đường bộ;
b) Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, đ, e và k khoản 3 Điều 32 Luật Đường bộ.
3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý tuyến đường:
a) Kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép thi công;
b) Tạm đình chỉ, thu hồi hoặc đề nghị cơ quan cấp phép thi công quyết định tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác đối với trường hợp vi phạm các nội dung quy định trong giấy phép thi công;
c) Xử lý các kiến nghị phát sinh trong quá trình thi công công trình trên đường bộ đang khai thác;
d) Phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông trên tuyến trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Như vậy, xử lý các kiến nghị phát sinh trong quá trình thi công công trình đường bộ đang khai thác là trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý tuyến đường.

saved-content
unsaved-content
18