Chốt tên gọi dự kiến 28 tỉnh mới sau sáp nhập? Danh sách sáp nhập tỉnh mới nhất?

Chốt tên gọi dự kiến 28 tỉnh mới sau sáp nhập? Danh sách sáp nhập tỉnh mới nhất? Chính thức chốt danh sách 34 tỉnh thành?

Nội dung chính

    Chốt tên gọi dự kiến 28 tỉnh mới sau sáp nhập? Danh sách sáp nhập tỉnh mới nhất?

    Theo Nghị quyết 60-NQ/TW 2025 ban hành vào 12/4/2025, chính thức thống nhất danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương

    Danh sách tên gọi 28 tỉnh mới sau sáp nhập dự kiến như sau:

    Tên tỉnh trước sáp nhập Tên gọi mới sau sáp nhập
    Tuyên Quang và tỉnh Hà GiangTuyên Quang
    Lào Cai và Yên BáiLào Cai
    Bắc Kạn và Thái NguyênThái Nguyên
    Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa BìnhPhú Thọ
    Bắc Ninh và Bắc GiangBắc Ninh
    Hưng Yên và Thái BìnhHưng Yên
    Hà Nam, Ninh Bình, Nam ĐịnhNinh Bình
    Quảng Bình và Quảng TrịQuảng Trị
    Kon Tum và Quảng NgãiQuảng Ngãi
    Gia Lai và Bình ĐịnhGia Lai
    Ninh Thuận và Khánh HòaKhánh Hòa
    Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình ThuậnLâm Đồng
    Đắk Lắk và Phú YênĐắk Lắk
    Đồng Nai và Bình PhướcĐồng Nai
    Tây Ninh và Long AnTây Ninh
    Bến Tre, Vĩnh Long, Trà VinhVĩnh Long
    Tiền Giang và Đồng ThápĐồng Tháp
    Bạc Liêu và Cà MauCà Mau
    An Giang và Kiên GiangAn Giang
    Hà TĩnhHà Tĩnh
    Nghệ AnNghệ An 
    Thanh HóaThanh Hóa
    Cao BằngCao Bằng
    Quảng NinhQuảng Ninh
    Lạng SơnLạng Sơn
    Sơn LaSơn La
    Điện BiênĐiện Biên
    Lai ChâuLai Châu

    Trên đây là tên gọi 28 tỉnh mới sau sáp nhập

    Ngoài ra, danh sách 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập như sau:

    Tên gọi trước sáp nhậpTên gọi mới sau sáp nhập
    Hải Dương và thành phố Hải PhòngThành phố Hải Phòng
    Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí MinhThành phố Hồ Chí Minh 
    Thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu GiangThành phố Cần Thơ
    Quảng Nam và thành phố Đà NẵngThành phố Đà Nẵng 
    Thành phố Hà NộiThành phố Hà Nội
    Thành phố HuếThành phố Huế. 

    Theo đó, giảm từ 63 tỉnh thành xuống 34 tỉnh thành sau sáp nhập, trong đó có 11 tỉnh thành không sáp nhập theo Nghị quyết 60-NQ/TW 2025 như sau:

    Thành phố Hà Nội. 

    Thành phố Huế. 

    Tỉnh Lai Châu. 

    Tỉnh Điện Biên. 

    Tỉnh Sơn La. 

    Tỉnh Lạng Sơn. 

    Tỉnh Quảng Ninh. 

    Tỉnh Thanh Hoá. 

    Tỉnh Nghệ An. 

    Tỉnh Hà Tĩnh. 

    Tỉnh Cao Bằng. 

    Trên đây là danh sách sáp nhập 34 tỉnh thành - Danh sách sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 - Tên gọi 28 tỉnh mới sau sáp nhập và 6 thành phố trực thuộc trung ương

    Chốt tên gọi 28 tỉnh mới sau sáp nhập? Danh sách sáp nhập tỉnh mới nhất?

    Chốt tên gọi 28 tỉnh mới sau sáp nhập? Danh sách sáp nhập tỉnh mới nhất? (Hình từ Internet)

    Lộ trình sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 theo Kết luận 127 2025

    Tại Mục 1 Phần II Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị quy định về lộ trình sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam 2025 như sau:

    Giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập xã, trong đó:

    (1) Đối với cấp tỉnh: Ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.

    (2) Đối với cấp xã: Cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hoá, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã

    (3) Làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã (giữa bộ, ngành Trung ương, các sở chuyên ngành và đơn vị, cá nhân phụ trách theo lĩnh vực), bảo đảm hoạt động thuận lợi, đồng bộ, liên thông, hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.

    Danh sách sáp nhập tỉnh thành xây dựng trong đề án, tờ trình được Đảng ủy Chính phủ khẩn trương triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ cụ thể như sau:

    - Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.

    - Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.

    - Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.

    - Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Thùy Dương
    saved-content
    unsaved-content
    514