Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nộp số tiền thu được vào đâu?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nộp số tiền thu được vào đâu? Thủy lợi, hoạt động thủy lợi là gì?

Nội dung chính

    Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nộp số tiền thu được vào đâu?

    Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 19. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
    [...]
    4. Đối với phương thức cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
    a) Số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau đây làm chủ tài khoản:
    Sở Tài chính đối với số tiền thu được từ khai thác tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý.
    Phòng Tài chính - Kế hoạch đối với số tiền thu được từ khai thác tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.
    [...]

    Như vậy, số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau đây làm chủ tài khoản:

    - Sở Tài chính đối với số tiền thu được từ khai thác tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý.

    - Phòng Tài chính - Kế hoạch đối với số tiền thu được từ khai thác tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.

    Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nộp số tiền thu được vào đâu?

    Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi nộp số tiền thu được vào đâu? (Hình từ Internet)

    Thủy lợi, hoạt động thủy lợi là gì?

    Căn cứ khoản 1, 2 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:

    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.
    2. Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
    [...]

    Theo đó, thủy lợi và hoạt động thủy lơi được định nghĩa cụ thể:

    - Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.

    - Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

    Nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi bao gồm những gì?

    Căn cứ Điều 3 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:

    Điều 3. Nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi
    1. Phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp theo đơn vị hành chính, phục vụ đa mục tiêu.
    2. Bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
    3. Chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa và vùng; bảo đảm yêu cầu sản xuất, sinh hoạt theo hệ thống công trình thủy lợi, lưu vực sông, vùng và toàn quốc.
    4. Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
    5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; huy động sự tham gia của toàn dân trong hoạt động thủy lợi.
    6. Tổ chức, cá nhân được sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phải trả tiền theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản trước những tác động bất lợi trong quá trình xây dựng và khai thác công trình thủy lợi.

    Như vậy, nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi bao gồm:

    (1) Phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp theo đơn vị hành chính, phục vụ đa mục tiêu.

    (2) Bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

    (3) Chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa và vùng; bảo đảm yêu cầu sản xuất, sinh hoạt theo hệ thống công trình thủy lợi, lưu vực sông, vùng và toàn quốc.

    (4) Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

    (5) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; huy động sự tham gia của toàn dân trong hoạt động thủy lợi.

    (6) Tổ chức, cá nhân được sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phải trả tiền theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản trước những tác động bất lợi trong quá trình xây dựng và khai thác công trình thủy lợi.

    saved-content
    unsaved-content
    20