Chính sách, pháp luật và thể chế quản lý về đa dạng sinh học đến năm 2030 cần hoàn thiện như thế nào?

Hoàn thiện chính sách, pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nội dung chính

    Hoàn thiện chính sách, pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Căn cứ Tiểu mục 1 Mục III Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022 quy định về hoàn thiện chính sách, pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về đa dạng sinh học như sau:

    - Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia và thực hiện lồng ghép các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh.

    - Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; văn bản pháp luật về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong hoạt động quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

    - Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý đa dạng sinh học; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành có chức năng quản lý liên quan về bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường năng lực các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh về bảo vệ môi trường trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và các tổ chức chính trị - xã hội, các đối tác phát triển trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học.

    - Nâng cao năng lực, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đa dạng sinh học của cán bộ quản lý môi trường, cán bộ quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên; cung cấp các điều kiện và tăng cường năng lực phối hợp trong thực thi pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học cho lực lượng cảnh sát môi trường, kiểm lâm, kiểm ngư, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng; huy động sự tham gia của lực lượng quân đội trong quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên khu vực biên giới, hải đảo; thiết lập đường dây nóng xử lý các vụ việc vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học, động vật, thực vật hoang dã ở địa phương.

    Nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Theo Tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học như sau:

    - Phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi đa dạng sinh học là vốn tự nhiên quan trọng, nền tảng góp phần bảo đảm phát triển bền vững đất nước; bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu; tiếp tục nâng cao nhận thức, tư duy của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách phát triển; quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu, đưa tiêu chí bảo tồn đa dạng sinh học vào tiêu chí bảo vệ môi trường.

    - Tăng cường giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ loài hoang dã, xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với thiên nhiên; lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào nội dung bảo vệ môi trường trong chương trình giáo dục các cấp; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của các tổ chức, cá nhân; nghiên cứu cơ chế và khuyến khích các tổ chức, cá nhân ký kết với cơ quan quản lý và thực hiện các tiêu chuẩn, cam kết tự nguyện về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

    - Đa dạng hóa hình thức, nội dung và phương thức cung cấp thông tin về đa dạng sinh học phù hợp với đối tượng truyền thông; thường xuyên phổ biến pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên phương tiện truyền thông. Tôn vinh các tấm gương, sáng kiến của các tổ chức, cá nhân về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

    - Đảm bảo sự tham gia bình đẳng, quyền của người dân và cộng đồng địa phương, phụ nữ và trẻ em gái, thanh niên vào quá trình ra quyết định liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

    10