Chính sách hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa?
Nội dung chính
Chính sách hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao như sau:
Như vậy, chính sách hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao gồm:
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao được sử dụng chính sách của Nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã 2023.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã liên kết để thực hiện một trong các dự án sau tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao:
+ Dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận;
+ Dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận;
+ Dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị.
- Dự án sản xuất, chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu sản phẩm công nghệ cao từ lúa gạo và phụ phẩm từ lúa, gạo.
- Dự án theo quy tại điểm b phải có diện tích 100 ha trở lên, dự án theo quy định tại điểm c, được Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% vốn đầu tư chi phí xây dựng hạ tầng dự án, mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án.
- Hình thức hỗ trợ, mức hỗ trợ, quy định về hỗ trợ từ vốn đầu tư công, quy trình tổng hợp nhu cầu hỗ trợ, phương thức thực hiện hỗ trợ và cơ chế quản lý sau đầu tư thực hiện theo các quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị.
Ngoài ra, dự án theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định 112/2024/NĐ-CP được Nhà nước hỗ trợ một lần. Trường hợp dự án hoặc hạng mục của dự án đã được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP thì không được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật khác và ngược lại.
Chính sách hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa? (Hình từ Internet)
Chính sách hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã được sử dụng từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về guồn vốn hỗ trợ đầu tư và lập, chấp hành, quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách như sau:
Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư và lập, chấp hành, quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách
1. Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) theo phân cấp ngân sách hiện hành
a) Sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên đối với các chính sách quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
b) Sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công đối với các chính sách quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Nghị định này.
2. Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách tại Nghị định này thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn Luật.
Như vậy, chính sách hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao được sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm thi hành như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổng hợp kết quả đánh giá tính chất lý, hóa học, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa của các tỉnh trên phạm vi toàn quốc;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Tài chính:
Cân đối, bố trí nguồn ngân sách trung ương chi thường xuyên để hỗ trợ cho các địa phương sản xuất lúa theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương trong từng kỳ trung hạn để hỗ trợ địa phương sản xuất lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về đầu tư công.
...
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định này;