Chi tiết danh sách Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập 2025 mới nhất

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Chi tiết danh sách Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập 2025 mới nhất. Chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Nội dung chính

Chi tiết danh sách Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập 2025 mới nhất

Căn cứ theo Mục 4 Kết luận 167-KL/TW năm 2025 quy định danh sách Chủ tịch UBND của 34 tỉnh, thành mới sau sáp nhập sẽ được công bố ngay sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua phương án nhân sự. Đồng thời, bảo đảm công bố, trao quyết định vào ngày 30/6/2025.

Theo đó, vào sáng nay (ngày 30/06/22025) tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành; các quyết định của Trung ương Đảng thành lập Đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương.

Trước đó, ngày 24/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.

Danh sách 23 Chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập:

STT

Tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Chủ tịch UBND tỉnh thành mới

Căn cứ

1

Thái Nguyên

Ông Phạm Hoàng Sơn

Quyết định số 1255/QĐ-TTg

2

Đồng Nai

Ông Võ Tấn Đức

Quyết định số 1256/QĐ-TTg 

3

Phú Thọ

Ông Trần Duy Đông

Quyết định số 1258/QĐ-TTg

4

Vĩnh Long

Ông Lữ Quang Ngời

Quyết định số 1260/QĐ-TTg

5

An Giang

Ông Hồ Văn Mừng

Quyết định số 1261/QĐ-TTg

6

Đắk Lắk

Ông Tạ Anh Tuấn

Quyết định số 1262/QĐ-TTg

7

Đồng Tháp 

Ông Trần Trí Quang

Quyết định số 1263/QĐ-TTg

8

Cà Mau

Ông Phạm Thành Ngại

Quyết định số 1264/QĐ-TTg

9

Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Được

Quyết định số 1265/QĐ-TTg

10

Hưng Yên

Ông Nguyễn Khắc Thận

Quyết định số 1266/QĐ-TTg

11

Thành phố Đà Nẵng

Ông Lương Nguyễn Minh Triết

Quyết định số 1267/QĐ-TTg

12

Lâm Đồng

Ông Hồ Văn Mười

Quyết định số 1268/QĐ-TTg

13

Gia Lai

Ông Phạm Anh Tuấn

Quyết định số 1269/QĐ-TTg

14

Bắc Ninh

Ông Vương Quốc Tuấn

Quyết định số 1277/QĐ-TTg

15

Tuyên Quang 

Ông Phan Huy Ngọc

Quyết định số 1279/QĐ-TTg

16

Quảng Ngãi 

Ông Nguyễn Hoàng Giang

Quyết định số 1286/QĐ-TTg

17

Khánh Hòa

Ông Trần Quốc Nam

Quyết định số 1288/QĐ-TTg

18

Thành phố Hải Phòng 

Ông Lê Ngọc Châu

Quyết định số 1289/QĐ-TTg

19

Quảng Trị 

Ông Trần Phong

Quyết định số 1293/QĐ-TTg

20

Ninh Bình

Ông Phạm Quang Ngọc

Quyết định số 1295/QĐ-TTg

21

Thành phố Cần Thơ 

Ông Trần Văn Lâu

Quyết định số 1296/QĐ-TTg

22

Tây Ninh

Ông Nguyễn Văn Út

Quyết định số 1298/QĐ-TTg

23

Lào Cai

Ông Trần Huy Tuấn

Quyết định số 1299/QĐ-TTg

Các Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. 

Căn cứ theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg năm 2025, Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Hải Hòa, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (24/06/2025).

Danh sách Chủ tịch UBND tỉnh thành không thực hiện sáp nhập:

(1) Cao Bằng: Ông Lê Hải Hòa

(2) Điện Biên: Ông Lê Thành Đô

(3) Hà Tĩnh: Ông Võ Trọng Hải

(4) Lai Châu: Ông Lê Văn Lương

(5) Lạng Sơn: Ông Hồ Tiến Thiệu

(6) Nghệ An: Ông Lê Hồng Vinh

(7) Quảng Ninh: Ông Phạm Đức Ấn

(8) Thanh Hóa: Ông Đỗ Minh Tuấn

(9) Sơn La: Ông Nguyễn Đình Việt

(10) Thành phố Hà Nội: Ông Trần Sỹ Thanh

(11) Thành phố Huế: Ông Nguyễn Văn Phương

Như vậy, trên đây là chi tiết danh sách Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập 2025 mới nhất gồm Danh sách 23 Chủ tịch tỉnh mới sau sáp nhập và danh sách 11 Chủ tịch UBND tỉnh thành không thực hiện sáp nhập.

Chi tiết danh sách Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập 2025 mới nhất

Chi tiết danh sách Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập 2025 mới nhất (Hình từ Internet)

Chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh cụ thể như sau:

(1) Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân.

(2) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình.

(3) Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính;

- Về thực hiện cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

- Chịu trách nhiệm thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và cấp xã trong giải quyết thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ công của địa phương theo quy định của pháp luật.

(4) Lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

(5) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách của địa phương;

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính, nguồn ngân sách, tài sản công, cơ sở hạ tầng của địa phương thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

(6) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị, phát triển kinh tế tư nhân, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ở địa phương;

- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương trong các lĩnh vực tài chính, đầu tư, đất đai, nông nghiệp, tài nguyên, môi trường, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xây dựng pháp luật, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, công tác pháp chế, nội vụ, lao động, thông tin, văn hóa, xã hội, du lịch, thể dục, thể thao của địa phương theo quy định của pháp luật.

(7) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về đối ngoại theo quy định của pháp luật.

(8) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương theo quy định của pháp luật; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân;

- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và chế độ, chính sách đối với các lực lượng này ở địa phương theo quy định của pháp luật.

(9) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người;

- Phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại địa phương theo quy định của pháp luật.

(10) Chỉ đạo việc thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo ở địa phương;

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo ở địa phương theo quy định của pháp luật.

(11) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, các quy hoạch, kế hoạch ngành, lĩnh vực, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại địa phương; quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương theo quy định của pháp luật.

(12) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội; quản lý các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục trung học phổ thông, cơ sở y tế, cơ sở phúc lợi xã hội thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của pháp luật.

(13) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực, lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình.

(14) Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, dịch bệnh, thảm họa tại địa phương;

- Quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hoặc vượt thẩm quyền trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn, sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

(15) Chỉ đạo việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn và xử lý vi phạm trong việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên tại địa phương.

(16) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương theo quy định của pháp luật.

(17) Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; quyết định bổ nhiệm, điều động, tạm đình chỉ, cách chức người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình.

(18) Ban hành quyết định, chỉ thị và các văn bản hành chính khác về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

- Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.

(19) Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

(20) Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp mình để đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ.

(21) Được thay mặt Ủy ban nhân dân cấp mình quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, trừ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và báo cáo Ủy ban nhân dân tại phiên họp gần nhất.

(22) Căn cứ tình hình thực tiễn, tăng cường phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhằm tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quản lý và phát triển đô thị, đặc khu.

(23) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung "Chi tiết danh sách Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập 2025 mới nhất"

saved-content
unsaved-content
19