Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tối đa là bao nhiêu?

Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tối đa là bao nhiêu? Quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư như thế nào?

Nội dung chính

    Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tối đa là bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định về chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu như sau:

    Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
    1. Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định trực tiếp thực hiện:
    a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
    b) Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
    c) Chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu được tính bằng 0,03% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
    d) Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư, chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu được tính tối đa bằng 50% mức chi đã thực hiện đối với các nội dung chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
    ….

    Theo đó, chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tối đa tính bằng 0,02% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng

    Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tối đa là bao nhiêu?

    Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Nội dung chi đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định trực tiếp thực hiện quy định như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư như sau:

    Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
    3. Nội dung chi áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định trực tiếp thực hiện:
    a) Chi phí khảo sát thu thập thông tin dự án làm cơ sở lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, gồm chi phí lập đề xuất dự án đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
    b) Chi vật tư văn phòng, dịch thuật và chi tuyên truyền, liên lạc;
    c) Chi hội nghị phục vụ công tác mời quan tâm, mời thầu, mở thầu;
    d) Chi phí liên quan đến đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
    đ) Chi phí khác để lập hồ sơ mời quan tâm; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư; mở thầu, giải quyết kiến nghị.

    Theo đó, nội dung chi áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định trực tiếp thực hiện:

    - Chi phí khảo sát thu thập thông tin dự án làm cơ sở lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, gồm chi phí lập đề xuất dự án đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có)

    - Chi vật tư văn phòng, dịch thuật và chi tuyên truyền, liên lạc

    - Chi hội nghị phục vụ công tác mời quan tâm, mời thầu, mở thầu

    - Chi phí liên quan đến đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

    - Chi phí khác để lập hồ sơ mời quan tâm; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư; mở thầu, giải quyết kiến nghị.

    Quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 9 Điều 7 Nghị định 115/2024/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư như sau:

    Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
    9. Quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư:
    a) Đối với đấu thầu quốc tế, giá bán (bao gồm cả thuế) của một bộ hồ sơ mời thầu bản điện tử không quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng;
    b) Các khoản thu từ tiền bán hồ sơ mời thầu bản điện tử quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế được bên mời thầu nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm đóng thầu.

    Theo đó, quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư quy định như sau:

    - Đối với đấu thầu quốc tế, giá bán (bao gồm cả thuế) của một bộ hồ sơ mời thầu bản điện tử không quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng

    - Các khoản thu từ tiền bán hồ sơ mời thầu bản điện tử từ đấu thầu quốc tế, giá bán sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế được bên mời thầu nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm đóng thầu.

    10