Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ theo quy định mới nhất?

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ theo quy định mới nhất? Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản bao gồm giấy tờ gì?

Nội dung chính

    Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ theo quy định mới nhất?

    Căn cứ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định liên quan đến chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ như sau:

    Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
    1. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 52, khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 53, điểm a khoản 3 Điều 54 của Luật này, lao động nữ chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
    Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe liên tục bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
    2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:
    a) 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
    b) 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
    c) 05 ngày đối với trường hợp khác.
    3. Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu.
    4. Không áp dụng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này trong trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
    5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.

    Theo đó, chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ cụ thể là:

    - Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản lao động nữ sinh mổ chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

    - Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.

    - Trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, nếu đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

    - Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ tối đa là 07 ngày.

    Lưu ý: Không áp dụng quy định về thời gian nghỉ dưỡng sức và mức hưởng dưỡng sức sau sinh mổ trong trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

    Ngày 29/6/2024, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội. Phạm vi bài viết này sẽ dùng luật Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

    Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ theo quy định mới nhất?Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ theo quy định mới nhất? (Hình từ internet)

    Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản bao gồm giấy tờ gì?

    Theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

    Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản
    1. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con hoặc lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc lao động nữ nhờ mang thai hộ là bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con và giấy tờ khác trong các trường hợp sau đây:
    a) Giấy tờ chứng minh quá trình điều trị vô sinh của lao động nữ trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 50 của Luật này;
    b) Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của lao động nữ sinh con, lao động nữ nhờ mang thai hộ trong trường hợp chết sau khi sinh con;
    c) Bản chính hoặc bản sao văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con hoặc lao động nữ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
    d) Bản chính hoặc bản sao giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này;
    đ) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình và bản sao văn bản xác nhận thời điểm giao nhận con giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc lao động nữ nhờ mang thai hộ nhận con.

    Như vậy, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản bao gồm bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con và giấy tờ khác tuỳ theo trường hợp được quy định cụ thể như trên.

    Việc giải quyết hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định liên quan đến việc giải quyết hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ như sau:

    Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
    1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Theo đó, việc giải quyết hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau sinh mổ được quy định cụ thể là:

    - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

    - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

    Chuyên viên pháp lý Lê Thị Thanh Lam
    saved-content
    unsaved-content
    98