Cháy chung cư 20 tầng ở TP HCM thì ai chịu trách nhiệm?
Nội dung chính
Cháy chung cư 20 tầng ở TP HCM thì ai chịu trách nhiệm?
Khoảng 19h ngày 15/1/2025, tụ điện tại hành lang tầng 3 chung cư Mizuki (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) bốc cháy. Bảo vệ cố gắng dập lửa nhưng không thành, khiến khói lan nhanh và cư dân hoảng loạn sơ tán.
Hơn 20 lính cứu hỏa cùng nhiều xe chữa cháy đến hiện trường, dập tắt lửa sau 10 phút và kiểm tra các căn hộ. Một bảo vệ bị ngạt khói đã được cấp cứu và sức khỏe ổn định. Chung cư Mizuki rộng 26 ha, gồm 5 block từ 20-25 tầng với hơn 1.500 căn hộ, hoạt động từ năm 2018.
(1) Trường hợp cháy chung cư 20 tầng ở TP HCM do có người phóng hỏa
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Để xác định người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ cháy chung cư thì phải xác định được nguyên nhân gây ra vụ cháy, những người liên quan và có lỗi sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiết hại cho vụ cháy chung cư theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chung cư 20 tầng cháy đã ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Nếu có người thực hiện hành vi đốt chung cư 10 tầng thì người này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại 585 Bộ luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
(2) Trường hợp cháy chung cư 20 tầng ở TP HCM không phải có người phóng hỏa
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 40 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD như sau:
Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư
...
8. Phối hợp với Ban quản trị để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
9. Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong thời gian chưa chuyển quyền sở hữu cho chủ sở hữu nhà chung cư.
10. Bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Vậy nên khi xảy ra cháy chung cư thì bên chủ đầu tư và công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Cháy chung cư 20 tầng ở TP HCM thì ai chịu trách nhiệm? (Hình từ Internet)
Cháy chung cư 20 tầng ở TP HCM có thuộc trường hợp di dời khẩn cấp chủ sở hữu nhà chung cư không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 98/2024/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp di dời chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư
1. Các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư bao gồm:
a) Nhà chung cư bị hư hỏng do cháy, nổ không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng;
b) Nhà chung cư bị hư hỏng do thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng.
...
Theo đó, khi cháy chung cư 20 tầng ở TP HCM mà không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng thì sẽ được di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
Thủ tục di dời khẩn cấp khi cháy chung cư diễn ra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 98/2024/NĐ-CP về thủ tục di dời khản cấp chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi xảy ra cháy chung cư như sau:
- Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định di dời khẩn cấp trong thời hạn tối đa 03 ngày, kể từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc nhà chung cư này không còn đủ điều kiện bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật.
Quyết định di dời khẩn cấp bao gồm các nội dung: địa điểm nhà chung cư phải di dời khẩn cấp, địa điểm bố trí chỗ ở tạm thời, phương thức di dời, thời hạn di dời, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quyết định di dời khẩn cấp; kinh phí di dời;
- Kể từ khi có quyết định di dời khẩn cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương tổ chức di dời khẩn cấp toàn bộ chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đến chỗ ở tạm thời theo quyết định di dời khẩn cấp quy định tại điểm a khoản này;
- Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tại địa phương đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí di dời khẩn cấp từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của địa phương.