Chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện lực thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định gì?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện lực thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định gì?

Nội dung chính

Chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện lực thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Điện lực 2024 quy định như sau:

Điều 13. Chủ trương đầu tư dự án điện lực
1. Trừ dự án điện lực khẩn cấp quy định tại Điều 14 của Luật này và dự án điện lực quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, việc quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện lực thuộc diện quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư.
[...]

Như vậy, việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện lực thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư (trừ các trường hợp đặc biệt) được thực hiện theo quy định của:

- Luật Đầu tư công,

- Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP),

- Luật Đầu tư.

Chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện lực thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định gì?

Chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện lực thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định gì? (Hình từ Internet)

Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 được bổ sung bởi Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 và điểm a được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 quy định như sau:

* Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư:

- Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);

- Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;

- Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

- Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ;

Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Căn cứ khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

* Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:

- Các nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

- Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra sao?

Căn cứ Điều 36 Luật Đầu tư 2020 quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

- Hồ sơ quy định tại  khoản 1, khoản 2 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 được gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư 2020

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi cơ quan đăng ký đầu tư.

- Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các nội dung về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

saved-content
unsaved-content
36