Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào mới nhất 2025? Thu hồi đất để xây dựng cao tốc được triển khai như thế nào?
Nội dung chính
Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào mới nhất 2025?
Cao tốc Bắc Nam là tuyến giao thông huyết mạch kéo dài từ Bắc vào Nam Việt Nam. Tuyến cao tốc Bắc Nam đi qua nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tính đến năm 2025 tuyến cao tốc Bắc Nam gồm cả trục Đông và trục Tây đi qua tổng cộng 32 tỉnh, thành phố.
Tính đến năm 2025, tổng chiều dài toàn tuyến cao tốc Bắc Nam (trục Đông) đạt khoảng 2.063km, trong đó nhiều đoạn đã thông xe như Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết… và một số đoạn đang gấp rút hoàn thành để cho thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2025.
Tuyến cao tốc Bắc Nam trục Đông đi qua 32 tỉnh gồm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau.
Tuyến cao tốc Bắc Nam trục Tây đang được đầu tư mở rộng qua các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một phần Đồng bằng sông Cửu Long. Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào sẽ tiếp tục cập nhật khi các đoạn tuyến mới hoàn thành và đưa vào khai thác.
Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào mới nhất 2025? Thu hồi đất để xây dựng cao tốc được triển khai như thế nào? (Hình từ Internet)
Thu hồi đất để xây dựng cao tốc được triển khai như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1,2 Điều 87 Luật Đất đai 2024 quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng áp dụng cho dự án Cao tốc Bắc Nam như sau:
(1) Trước khi thông báo thu hồi đất được ban hành, các cơ quan có liên quan, tổ chức họp với người có đất trong khu vực thu hồi để phổ biến, tiếp nhận ý kiến về các nội dung sau đây:
- Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án Cao tốc Bắc Nam được triển khai trên vùng đất dự kiến thu hồi;
- Các quy định của Nhà nước về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;
- Dự kiến nội dung kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Dự kiến khu vực tái định cư trong trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư.
(2) Việc thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất;
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi gửi thông báo thu hồi đất đến từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có), đồng thời niêm yết thông báo thu hồi đất và danh sách người có đất thu hồi trên địa bàn quản lý tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi trong suốt thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
+ Trường hợp không liên lạc được, không gửi được thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có) thì thông báo trên một trong các báo hàng ngày của trung ương và cấp tỉnh trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc truyền hình của trung ương và cấp tỉnh 03 lần trong 03 ngày liên tiếp; niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi, đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong suốt thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không phải gửi thông báo thu hồi đất lại;
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi phối hợp với đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các cơ quan có liên quan và người có đất thu hồi thực hiện việc điều tra, khảo sát, ghi nhận hiện trạng, đo đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất thu hồi; xác định nguồn gốc đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất thu hồi;
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi phối hợp với đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư điều tra, xác định, thống kê đầy đủ các thiệt hại thực tế về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thu hồi; xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; thu nhập từ việc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thu hồi, nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề;
- Trường hợp người có đất thu hồi không phối hợp trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vận động, thuyết phục để tạo sự đồng thuận trong thực hiện.
+ Việc tổ chức vận động, thuyết phục được tiến hành trong thời gian 15 ngày và phải được thể hiện bằng văn bản. Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi vẫn không phối hợp điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, nếu không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 88 Luật Đất đai 2024.
Các trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai?
Căn cứ Điều 81 Luật đất đai 2024 quy định về các trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
- Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
- Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật đất đai 2024.
- Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.
- Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 81 Luật đất đai 2024 không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng.
(Trên đây là giải đáp cho Cao tốc Bắc Nam đi qua những tỉnh nào mới nhất 2025?)