Cần chuẩn bị những gì khi tiến hành lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng các chính sách về trẻ em?
Nội dung chính
Cần chuẩn bị những gì khi tiến hành lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng các chính sách về trẻ em?
Tại Điều 4 Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực ngày 15/02/2019, chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em như sau:
1. Xây dựng kế hoạch lấy ý kiến của trẻ em bao gồm:
- Mục đích, yêu cầu;
- Thời gian, địa điểm;
- Đối tượng trẻ em tham gia lấy ý kiến;
- Nội dung cần lấy ý kiến;
- Hình thức lấy ý kiến;
- Kinh phí;
- Phân công thực hiện.
2. Thuyết minh nội dung của văn bản đang soạn thảo; xây dựng bộ công cụ lấy ý kiến của trẻ em bảo đảm khoa học, ngắn gọn, đơn giản và phù hợp với hình thức lấy ý kiến của trẻ em.
3. Lựa chọn trẻ em tham gia lấy ý kiến bảo đảm đại diện vùng miền, dân tộc, độ tuổi, giới tính, tôn giáo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phải lấy ý kiến của trẻ em hoặc đại diện nhóm trẻ em chịu sự tác động trực tiếp của văn bản phù hợp với mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em.
4. Tập huấn hoặc cung cấp thông tin cho người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em về mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức lấy ý kiến.
5. Ban hành văn bản hướng dẫn hoặc đề nghị phối hợp thực hiện lấy ý kiến của trẻ em.
6. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp với hình thức lấy ý kiến của trẻ em.
Trên đây là quy định về công tác chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ trong xây dựng chính sách về trẻ em.
Trân trọng!