Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Theo văn bản hướng dẫn mới thì các trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi?

Nội dung chính

    Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như thế nào?

    Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như thế nào?

    Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại Điều 19 Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (có hiệu lực ngày 01/07/2018), theo đó: 

    Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi gồm:

    Đập của hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên.

    Lòng hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên.

    Kênh có lưu lượng từ 5 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m trở lên, trừ kênh chìm.

    Cống có tổng chiều rộng thoát nước từ 10 m trở lên đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ 5 m trở lên đối với các vùng còn lại.

    Căn cứ yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể các trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác trên địa bàn.

    56
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ