Các trường hợp nào buộc phải di chuyển phần mộ? Cần thực hiện những nhiệm vụ nào khi di chuyển phần mộ?
Nội dung chính
Các trường hợp nào buộc phải di chuyển phần mộ?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 23/2016/NĐ-CP một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP quy định về di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ như sau:
Di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
1. Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:
a) Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
...
Như vậy, 03 trường hợp buộc phải di chuyển phần mộ khi:
- Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
Các trường hợp buộc phải di chuyển phần mộ? Cần thực hiện những nhiệm vụ nào khi di chuyển phần mộ? (Hình từ internet)
Cần thực hiện những nhiệm vụ nào khi di chuyển phần mộ?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 23/2016/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
...
2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:
a) Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;
b) Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
c) Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển các phần mộ riêng lẻ:
- Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;
- Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch;
- Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các chính sách về giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình di chuyển phần mộ, các bên buộc phải đảm bảo được các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong hoạt động cải táng như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định vệ sinh trong hoạt động cải táng như sau:
Vệ sinh trong hoạt động cải táng
1. Thời gian cải táng: tùy theo điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, địa phương mà thời gian cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi mai táng đến khi cải táng không dưới 36 tháng.
2. Chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường.
3. Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành.
4. Người trực tiếp tham gia các hoạt động cải táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
Như vậy, trong quá trình di chuyển phần mộ, các bên buộc phải đảm bảo được các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong hoạt động cải táng như sau:
- Thời gian cải táng: tùy theo điều kiện chất đất, phong tục tập quán và tín ngưỡng của dân tộc, địa phương mà thời gian cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian từ khi mai táng đến khi cải táng không dưới 36 tháng.
- Chất thải phát sinh trong toàn bộ quá trình thực hiện cải táng được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải thông thường.
- Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động cải táng được vệ sinh sạch sẽ sau khi công việc đã hoàn thành. Có thể hiểu, điều này nhằm đảm bảo không còn tồn đọng chất thải hoặc mầm bệnh, và đảm bảo vệ sinh cho các hoạt động tiếp theo.
- Người trực tiếp tham gia các hoạt động cải táng sử dụng khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình thực hiện công việc. Sau khi công việc kết thúc rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.