Các trường hợp bị hủy bỏ biện pháp đặt tiền để bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam được quy định như thế nào?

Các trường hợp bị hủy bỏ biện pháp đặt tiền để bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Các trường hợp bị hủy bỏ biện pháp đặt tiền để bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam được quy định như thế nào?

    Các trường hợp bị hủy bỏ biện pháp đặt tiền để bảo đảm thay thế biện pháp tạm được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, cụ thể:

    - Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

    - Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội;

    - Bị can, bị cáo chết;

    - Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;

    - Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam;

    - Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự.

    Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm phải ghi rõ việc xử lý đối với tiền đã đặt để bảo đảm và phải được giao cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, đồng thời, gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ và Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong Quân đội đang quản lý tiền đã được đặt để bảo đảm.

     

    11