Các thôn tổ dân phố trùng tên tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp được giữ nguyên đến khi nào?

Chuyên viên pháp lý: Lê Thị Mỹ Duyên
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Các thôn tổ dân phố trùng tên tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp được giữ nguyên đến khi nào theo Công văn 4168/BNV-CQĐP năm 2025?

Nội dung chính

    Các thôn tổ dân phố trùng tên tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp được giữ nguyên đến khi nào?

    Ngày 23/6/2025, Bộ Nội vụ vừa có Công văn 4168/BNV-CQĐP năm 2025 về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

    Cụ thể theo Mục 5 Công văn 4168/BNV-CQĐP năm 2025 có nêu về việc chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố do trùng tên tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp cụ thể như sau:

    - Trước mắt giữ nguyên các thôn, tổ dân phố tại các ĐVHC cấp xã (mới) cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.

    - Việc xác định loại hình tổ chức cộng đồng dân cư tại ĐVHC cấp xã (mới) thực hiện theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Theo đó, việc tổ chức thôn, tổ dân phố thực hiện như sau:

    + Thôn được tổ chức ở xã, đặc khu (dưới xã, đặc khu là thôn); Tổ dân phố được tổ chức ở phường (dưới phường là tổ dân phố). Trường hợp đặc khu được công nhận loại đô thị theo quy định của pháp luật (đặc khu Phú Quốc) thì dưới đặc khu là tổ dân phố.

    + Trường hợp sáp nhập, điều chỉnh xã, thị trấn với phường để thành lập phường (mới): Tổ chức thống nhất các tổ dân phố ở phường (mới);

    + Trường hợp sáp nhập, điều chỉnh thị trấn với xã để thành lập xã (mới): Tổ chức thống nhất các thôn ở xã (mới).

    - Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định HĐND cấp xã có thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố (điểm d khoản 2 Điều 21). Trên cơ sở đó, việc chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố do trùng tên tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp thực hiện như sau:

    + Đối với việc chuyển đổi thôn thành tổ dân phố hoặc tổ dân phố thành thôn: UBND cấp xã (mới) lập danh sách các thôn cần chuyển đổi thành tổ dân phố hoặc danh sách tổ dân phố cần chuyển đổi thành thôn trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định.

    + Đối với việc đổi tên thôn, tổ dân phố do trùng tên: UBND cấp xã (mới) xây dựng phương án, lấy ý kiến cử tri là đại diện hộ gia đình tại thôn, tổ dân phố, nếu được trên 50% cử tri đại diện hộ gia đình đồng ý thì UBND cấp xã hoàn thiện phương án trình HĐND cấp xã xem xét, quyết định.

    + Trường hợp các tỉnh, thành phố đã thực hiện việc chuyển đổi thôn, tổ dân phố hoặc đổi tên thôn, tổ dân phố do trùng tên tại các ĐVHC cấp xã (mới) hình thành sau sắp xếp năm 2025 trước khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có hiệu lực thi hành thì không thực hiện lại các nội dung nêu trên

    Như vậy, Các thôn tổ dân phố trùng tên tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp được giữ nguyên đến khi có quy định mới của Chính phủ.

    Trên đây là thông tin về Các thôn tổ dân phố trùng tên tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp được giữ nguyên đến khi nào?

    Các thôn tổ dân phố trùng tên tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp được giữ nguyên đến khi nào?

    Các thôn tổ dân phố trùng tên tại ĐVHC cấp xã mới hình thành sau sắp xếp được giữ nguyên đến khi nào? (Hình từ Internet)

    Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố được quy định ra sao?

    Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV như sau:

    - Cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố bàn, quyết định chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc tự quản trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.

    - Cộng đồng dân cư tham gia bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các công việc của thôn, tổ dân phố và của cấp xã theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

    - Xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tham gia tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng, chống các tệ nạn xã hội.

    - Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động.

    - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thế nào?

    Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV được sửa đổi bởi được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2018/TT-BNV quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trường thôn, Tổ trưởng tổ dân phố như sau:

    (1) Nhiệm vụ:

    - Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

    - Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    - Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;

    - Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

    - Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;

    - Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.

    (2) Quyền hạn:

    - Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;

    - Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

    saved-content
    unsaved-content
    12