Các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước nào thuộc chính sách thúc đẩy tiêu dùng?
Nội dung chính
Các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước nào thuộc chính sách thúc đẩy tiêu dùng?
Căn cứ tiểu mục 3.2 Mục 3 Công điện 47/CĐ-TTg năm 2025 quy định như sau:
3. Tiếp tục làm mới, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng truyền thống
[...]
3.2. Về tiêu dùng
a) Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao:
- Đẩy mạnh triển khai các giải pháp kết nối cung cầu, gắn kết giữa sản xuất với phân phối và tiêu dùng; khuyến khích các sàn thương mại điện tử triển khai chính sách ưu đãi thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, sản phẩm địa phương; tiếp tục tổ chức các chương trình khuyến mại toàn quốc, đưa hàng hóa đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
- Thực hiện hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng trên từng địa bàn, từng mặt hàng và phạm vi cả nước, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, chương trình OCOP, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến; tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là về xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi quảng cáo sai sự thật; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung, nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu và năng lượng.
b) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu dùng các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, nhất là xi măng, sắt thép..., thiết kế mẫu lắp ghép nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát.
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương tập trung triển khai Chương trình kích cầu du lịch năm 2025; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, hoàn thành mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 130 triệu lượt khách nội địa năm 2025.
[...]
Như vậy, các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước thuộc chính sách thúc đẩy tiêu dùng bao gồm:
- Xi măng
- Sắt thép
Ngoài ra, Công điện cũng giao Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu dùng các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, nên có thể hiểu nhóm mặt hàng có thể bao gồm thêm:
- Gạch, đá xây dựng
- Cát, đá, sỏi
- Kính xây dựng
- Vật liệu cách âm, cách nhiệt
- Sơn, vôi, bột bả
- Vật liệu xây dựng không nung
- Thiết bị vệ sinh, đường ống cấp thoát nước (sản xuất trong nước)
Các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước nào thuộc chính sách thúc đẩy tiêu dùng? (Hình từ Internet)
Quy định về quản lý chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng lưu thông tin trên thị trường?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2024/TT-BXD quy định như sau:
Điều 9. Quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường
Việc quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Mục 4 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP; khoản 2 Điều 10 Chương III Nghị định số 09/2021/NĐ-CP và Thông tư số 01/2024/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Dẫn chiếu đến Điều 38 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định như sau:
Điều 38. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Hàng hóa lưu thông trên thị trường phải được người bán hàng thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sau đây:
1. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình lưu thông hàng hóa hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của hàng hóa do mình bán;
2. Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hóa theo nội dung kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 27; trình tự, thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 39; xử lý vi phạm pháp luât quy định tại Điều 40 của Luật này.
Theo đó, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được quy định tại Điều 39 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường được quy định tại Điều 40 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Như vậy, việc quản lý chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường được thực hiện theo các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, các Nghị định và Thông tư liên quan
Quy định về quản lý chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng trong quá trình sử dụng?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 10/2024/TT-BXD quy định như sau:
Điều 10. Quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng trong quá trình sử dụng
Việc quản lý chất lượng hàng hoá vật liệu xây dựng trong quá trình sử dụng thực hiện theo quy định tại Mục 6 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Mục 5 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và khoản 1 Điều 7 Chương III Nghị định số 09/2021/NĐ-CP.
Nhu vậy, việc quản lý chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng trong quá trình sử dụng phải tuân thủ theo các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và các Nghị định liên quan.
Theo đó, điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng được quy định tại Điều 42 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Xử lý kết quả kiểm định được quy định tại Điều 43 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Lệ phí kiểm định hàng hóa trong quá trình sử dụng được quy định tại Điều 44 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Như vậy, việc quản lý chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng trong quá trình sử dụng phải tuân thủ các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các Nghị định liên quan.