11:07 - 05/10/2024

Các giải pháp kỹ thuật để giảm tai nạn giao thông có được đưa thành quy chuẩn trong xây dựng cầu đường hay không?

Theo nhưu quy định thì các giải pháp kỹ thuật để giảm tai nạn giao thông có được đưa thành quy chuẩn trong xây dựng cầu đường hay không?

Nội dung chính

    Các giải pháp kỹ thuật để giảm tai nạn giao thông có được đưa thành quy chuẩn trong xây dựng cầu đường hay không?

    Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, các hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định áp dụng. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khi được ban hành đã xem xét đầy đủ tới các yếu tố đảm bảo an toàn về chịu lực và an toàn khai thác, sử dụng công trình.

    Đối với Dự án QL1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp (Km2078+317,73 - Km2100) dài 21,5km, được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với bề rộng nền đường B=20m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, có bố trí dải phân cách giữa để hạn chế các tại nạn đối đầu xe. Các giải pháp kỹ thuật được tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT; Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054:2005 áp dụng cho các đoạn ngoài đô thị và Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN104-2007 áp dụng cho các đoạn trong đô thị, do vậy về cơ bản khi đã áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên thì công trình đã đảm bảo các yếu tố an toàn khai thác và đảm bảo an toàn giao thông.

    Theo tính toán của đơn vị Tư vấn thiết kế, do lưu lượng xe rẽ trái không lớn, đồng thời do mặt cắt ngang nền đường đã gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ nên để đảm bảo các yếu tố kinh tế - kỹ thuật, tại các vị trí nút giao và vị trí quay đầu xe bố trí làn xe rẽ trái trùng với làn xe phía sát dải phân cách giữa, các làn xe còn lại bố trí cho dòng xe đi thẳng. Tại các vị trí nút giao, vị trí quay đầu xe đã bố trí đầy đủ vạch sơn dẫn hướng, biển báo, hệ thống đèn tín hiệu. Đồng thời, trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Chủ đầu tư phối hợp cùng với các cơ quan chức năng của địa phương như Ban ATGT, Sở GTVT, Cảnh sát giao thông và Tổng Cục Đường bộ Việt Nam tiến hành rà soát cụ thể từng vị trí nút giao, vị trí quay đầu xe để lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ và thống nhất phương án tổ chức giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

    Trong quá trình khai thác sử dụng, Bộ Giao thông vận tải đã giao Tổng Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát các tồn tại phát sinh để kịp thời khắc phục nhằm đảm bảo an toàn giao thông./.

    8