Các điểm bắn pháo hoa tết Dương lịch Hà Nội 2025? Xem bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 ở đâu tại Hà Nội?
Nội dung chính
Những địa điểm bắn pháo hoa tết Dương lịch 2025 Hà Nội? Hà Nội bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 mấy giờ?
(xuất bản liền)
Ngày 23/12/2024, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch 375/KH-UBND năm 2024 theo đó, các điểm bắn pháo hoa tết Dương lịch Hà Nội 2025 như sau:
Tết Dương lịch 2025, thành phố Hà Nội có 5 điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch Hà Nội tầm cao kết hợp tầm thấp (6 trận địa), gồm:
- Quận Hoàn Kiếm (trước trụ sở Tòa soạn Báo Hà Nội mới).
- Quận Hoàn Kiếm (trước Bưu điện Hà Nội).
- Quận Nam Từ Liêm (tại khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô).
- Quận Hà Đông (hồ Văn Quán, phường Văn Quán).
- Thị xã Sơn Tây (Thành cổ Sơn Tây).
- Huyện Đông Anh (Trung tâm TDTT huyện Đông Anh).
Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch Hà Nội là 15 phút, từ 0h đến 0h15 ngày 01/01/2025.
Các điểm bắn pháo hoa tết Dương lịch Hà Nội 2025? Xem bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 ở đâu tại Hà Nội? (Ảnh từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng pháo hoa là gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý dử dụng pháo hoa được quy định như trên.
Quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo quy định ra sao?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo quy định như sau:
(1) Việc quản lý, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
- Kho cất giữ, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện và bảo vệ môi trường theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan;
- Kho cất giữ, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải có nội quy, quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy; có phương án bảo vệ, bố trí lực lượng bảo vệ và tổ chức canh gác 24/24 giờ; kiểm tra, kiểm soát điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy đối với người, phương tiện ra, vào và làm việc trong khu vực kho; có biển cấm, biển báo, chỉ dẫn các quy định liên quan đến công tác an toàn, phòng chống cháy, nổ; niêm yết quy trình sắp xếp, bảo quản, xuất, nhập; kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phương án bảo đảm an ninh, trật tự và kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
(2) Đối với pháo, thuốc pháo thu giữ từ các vụ án, vụ việc và cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp phải quản lý, bảo quản chặt chẽ theo quy định của pháp luật; kho cất giữ phải bảo đảm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 137/2020/NĐ-CP
(3) Quá trình bốc xếp, vận chuyển, bảo quản pháo, thuốc pháo tránh va chạm mạnh, tránh xa các nguồn nhiệt, điện; tuyệt đối cấm lửa hoặc các vật dụng có thể gây ra lửa, tia lửa.
Lịch làm việc tết của công chức, viên chức Văn phòng đăng ký đất đai ra sao?
Theo Điều 13 Luật Viên chức 2010, công chức viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Như đã nêu ở trên, công chức, viên chức được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch. Do đó, công chức viên chức Văn phòng đăng ký đất đai cũng sẽ áp dụng lịch nghỉ tết như trên, nghỉ 9 ngày từ 25/01/2025 đến hết 02/02/2025, các ngày còn lại làm việc bình thường (làm việc từ thứ 2 đến thứ 6)
Còn đối với Tết Dương lịch, công chức, viên chức Văn phòng đăng ký đất đai sẽ được nghỉ một ngày 1 ngày 01/01/2025 (thứ tư) và được hưởng nguyên lương như quy định tại Bộ luật Lao động 2019, các ngày còn lại làm việc bình thường (làm việc từ thứ 2 đến thứ 6).