Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập vào đâu? Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập đổi tên thành gì?
Nội dung chính
Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập vào đâu? Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập đổi tên thành gì?
Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2025 định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ được ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2024.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập vào đâu? Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập đổi tên thành gì? được căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2025 như sau:
II. VỀ KẾ HOẠCH SẮP XẾP, TINH GỌN TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHÍNH PHỦ
[...]
2. Định hướng kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
[...]
b) Định hướng cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang Bộ
(1) Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
(2) Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).
(3) Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.
(4) Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
(5) Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
[...]
Theo quy định trên thì hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).
Như vậy, theo Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2025 thì Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập vào Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập đổi tên thành Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông (dự kiến).
Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập vào đâu? Bộ Thông tin và Truyền thông sáp nhập đổi tên thành gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2025 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
- Tổ chức bộ máy hành chính quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của cơ quan cấp trên.
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ; bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
- Phân quyền, phân cấp hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
- Thực hiện quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Chủ động tham gia, phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm soát của Chính phủ đối với nền hành chính quốc gia và việc thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp.