Bỏ cấp huyện thì làm hồ sơ, giấy tờ đất đai, sổ đỏ ở đâu?
Nội dung chính
Bỏ cấp huyện thì làm hồ sơ, giấy tờ đất đai, sổ đỏ ở đâu?
Ngày 28/3/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 137-KL/TW về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp:
Căn cứ theo quy định tại mục 2 Kết luận số 137-KL/TW:
2. Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay kể từ ngày 01/7/2025 sau khi Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Như vậy, sẽ chính thức bỏ cấp huyện từ ngày 01/7/2025, sau thời điểm này, chỉ còn cấp tỉnh và cấp xã.
Câu hỏi: Bỏ cấp huyện thì làm hồ sơ giấy tờ đất đai sổ đỏ ở đâu?
Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về thủ tục làm hồ sơ, giấy tờ đất đai, sổ đỏ sau khi bỏ cấp huyện.
Căn cứ theo quy định tại Mục C Phần V Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP
Theo đó, sau khi bỏ cấp huyện, việc làm hồ sơ, giấy tờ đất đai, sổ đỏ được có sự thay đổi. Đơn cử như:
(1) Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu
V. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu
1. Đối với tổ chức sử dụng đất theo hình thức quy định tại Điều 118 và khoản 3 Điều 120 Luật Đất đai hoặc trường hợp quy định tại Điều 119 và khoản 2 Điều 120 Luật Đất đai mà được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
2. Đối với cá nhân, cộng đồng dân cư, hộ gia đình đang sử dụng đất và người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận thừa kế quyền sử dụng đất:
Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
b) Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;
c) Chuyển hồ sơ kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đã cấp đến Văn phòng đăng ký đất đai để lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
3. Đối với tổ chức đang sử dụng đất theo hình thức quy định tại Điều 119, khoản 2 Điều 120 Luật Đất đai mà không thuộc trường hợp được miễn toàn bộ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất:
Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh thực hiện:
a) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
b) Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có Thông báo xác nhận kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thực hiện như sau:
a) Người sử dụng đất nộp Thông báo xác nhận kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất và Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định này đến Bộ phận Một cửa. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tổ chức thực hiện như sau:
Trường hợp Thông báo xác nhận kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thể hiện đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại điểm đ và e khoản 1 Điều 151 Luật Đất đai thì cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp xã gửi Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Mẫu số 19 ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan thuế để cơ quan thuế xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp Thông báo xác nhận kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất không thể hiện đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp xã thực hiện các công việc quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g Mục 3 Phần II của “Phần C. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT”.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công việc quy định tại Mục 1 Phần V này.
Trên đây là trình tự thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu sau khi bỏ cấp huyện.
(2) Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai tại đây
(3) Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp tại đây
(4) Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đã cấp do bị mất tại đây
Trên đây là thông tin về Bỏ cấp huyện thì làm hồ sơ giấy tờ đất đai sổ đỏ ở đâu?
Bỏ cấp huyện thì làm hồ sơ, giấy tờ đất đai, sổ đỏ ở đâu? (Hình từ Internet)
Có phải làm lại sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 133 Luật Đất đai năm 2024:
Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...
d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
...
2. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu. Đối với trường hợp đăng ký biến động quy định tại điểm p khoản 1 Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên giấy chứng nhận đã cấp.
...
Tham khảo căn cứ Điều 21 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030:
Chuyển đổi giấy tờ cho cá nhân, tổ chức
1. Các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, công dân, tổ chức trước khi thực hiện sắp xếp theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng.
Như vậy, sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố, người dân không bắt buộc phải làm lại sổ đỏ, trừ khi có nhu cầu cập nhật thông tin theo đơn vị hành chính mới.
Việc chính lý hồ sơ địa chính khi sắp xếp đơn vị hành chính đối với Giấy chứng nhận đã cấp theo Công văn số 991 như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Công văn số 991/BNNMT-QLĐĐ:
Theo đó, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính thì không bắt buộc phải thực hiện chỉnh lý đồng loạt Giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Việc chỉnh lý thay đổi thông tin của thửa đất (số tờ, số thửa, địa chỉ) trên Giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 41 của Thông tư số 10/2024/TT-BTNMT; trường hợp trên Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì cấp mới Giấy chứng nhận để thể hiện thông tin của thửa đất theo quy định tại khoản 6 Điều 23 của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP.