Biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe khác nhau như thế nào? Phân biệt biển báo cấm dừng xe, cấm đỗ xe theo quy định mới nhất?

Biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe khác nhau như thế nào? Phân biệt biển báo cấm dừng xe, cấm đỗ xe theo quy định mới nhất? Những trường hợp nào không được dừng xe, đỗ xe?

Nội dung chính

    Biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe khác nhau như thế nào? Phân biệt biển báo cấm dừng xe, cấm đỗ xe theo quy định mới nhất?

    Biển số P.130 "Cấm dừng xe và đỗ xe"

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 về khái niệm dừng xe như sau:

    Dừng xe, đỗ xe
    1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
    ...

    Theo đó, dừng xe là trạng thái xe đứng yên tạm thời đủ thời gian để người lên, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, hoặc kiểm tra kỹ thuật. Khi dừng, không được tắt máy hay rời vị trí lái, trừ trường hợp cần thiết.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Phụ lục C Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT về biển báo cấm dừng xe như sau:

    - Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe, đặt biển số P.130 "Cấm dừng xe và đỗ xe".

    Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Đối với các loại xe ô tô buýt chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.

    - Hiệu lực cấm của biển bắt đầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm "nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

    Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số S.503f và vị trí kết thúc, dùng biển số S.503d "Hướng tác dụng của biển" đặt bên dưới biển chính.

    - Trong trường hợp chỉ cấm dừng, đỗ xe vào thời gian nhất định thì dùng biển số S.508 (a,b).

    - Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển số P.130 nhắc lại.

    Biển số P.131 (a, b, c) "Cấm đỗ xe"

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 về khái niệm đỗ xe như sau:

    Dừng xe, đỗ xe
    ...
    2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.

    Theo đó, đỗ xe là trạng thái phương tiện đứng yên không giới hạn thời gian. Người điều khiển chỉ được rời khỏi xe sau khi đã sử dụng phanh đỗ hoặc biện pháp an toàn khác.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Phụ lục C Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT về biển báo cấm dừng xe như sau:

    - Để báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.131 (a, b, c) "Cấm đỗ xe".

    + Biển số P.131 a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.

    + Biển số P.131 b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ và biển số P.131 c vào những ngày chẵn.

    - Hiệu lực cấm và thời gian cấm đỗ xe áp dụng theo quy định tại điểm b, c mục B.30 đối với biển số P.130.

    - Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại.

    Biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe khác nhau như thế nào? Phân biệt biển báo cấm dừng xe, cấm đỗ xe theo quy định mới nhất?

    Biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe khác nhau như thế nào? Phân biệt biển báo cấm dừng xe, cấm đỗ xe theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)

    Những trường hợp nào không được dừng xe, đỗ xe?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 về việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

    - Bên trái đường một chiều;

    - Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;

    - Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;

    - Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;

    - Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;

    - Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp,

    dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;

    - Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

    - Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;

    - Điểm đón, trả khách;

    - Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;

    - Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;

    - Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

    - Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;

    - Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.

    32
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ