Bị bắt nhầm về tội phạm ma túy và đã bị giam, làm thế nào để xin được tại ngoại?

Bị bắt nhầm về tội phạm ma túy và đã bị giam, làm thế nào để xin được tại ngoại? Pháp luật quy định như thế nào về việc này?

Nội dung chính

    Bị bắt nhầm về tội phạm ma túy và đã bị giam, làm thế nào để xin được tại ngoại?

    Nếu như nội dung bạn nêu thì nhiều khả năng là anh bạn đã bị bắt lầm do nghi nghờ sử dụng ma túy. Do vậy, nếu có cơ sở là lầm thì gia đình bạn phải nhanh chóng làm đơn khiếu nại gởi cơ quan điều tra đang thụ lý điều tra sự việc để yêu cầu làm rõ và thả người.

    Trường hợp không có lầm lẫn thị bạn tham khảo quy định bên dưới để có thể xin bảo lĩnh cho tại ngoại:

    Điều 92 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về Bảo lĩnh:

    (1) Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    (2) Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    (3) Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

    (4) Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    (5) Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

     

    4