(1) Các loại giấy tờ đã cấp trước đó vẫn có giá trị sử dụng nếu chưa hết thời hạn theo quy định.
(2) Việc chuyển đổi giấy tờ không bắt buộc nhưng nếu cá nhân, tổ chức có nhu cầu cập nhật thông tin theo đơn vị hành chính mới, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc chuyển đổi.
(3) Không thu phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi giấy tờ do thay đổi địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, không thu phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi giấy tờ sau khi sáp nhập.

Có thu phí lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi giấy tờ sau sáp nhập không? (Hình từ Internet)
Các quy định về sáp nhập tỉnh thành theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025
Ngày 19 tháng 02 năm 2025, Luật Tổ chức chính quyền 2025 được ban hành và có hiệu lực thi hành ngày 01/3/2025.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định về sáp nhập tỉnh thành. Cụ thể:
- Điều kiện phải đảm bảo trong việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Thẩm quyền quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau:
Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
...
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đối với thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính được quy định tại Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, thẩm quyền quyết định sáp nhập tỉnh là Quốc hội. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Về trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án sáp nhập tỉnh, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.