Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì? Nguyên tắc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì?

Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì? Nguyên tắc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất? Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm những nội dung gì? Trách nhiệm tổ chức thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì? Nguyên tắc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...

    4. Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là việc áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, cơ giới, sinh học, hữu cơ tác động vào đất để xử lý đất bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.

    ...

    Và căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

    ...

    5. Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.

    ...

    Căn cứ theo Điều 51 Luật Đất đai 2024 quy định nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất như sau:

    - Bảo đảm kịp thời, khách quan, phản ánh đúng thực trạng tài nguyên đất.

    - Thực hiện trên phạm vi cả nước, các vùng kinh tế - xã hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh và bảo đảm liên tục, kế thừa.

    - Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng với Nhà nước thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

    - Cung cấp kịp thời thông tin, số liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.

    Như vậy, bảo vệ cải tạo và phục hồi đất là một trong những nội dung của quản lý Nhà nườc về đất đai dựa vào việc áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật, cơ giới, sinh học, hữu cơ tác động vào đất để xử lý đất bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa. Và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất phải đảm bảo thực hiện dựa vào những nguyên tắc nêu trên.

    Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì? Nguyên tắc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì?

    Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì? Nguyên tắc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì? (Hình từ Internet)

    Bảo vệ cải tạo và phục hồi đất bao gồm những nội dung gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật Đất đai 2024 và Chương VII Thông tư 11/2024/TT-BTNMT bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm những nội dung chi tiết sau:

    (1) Phân loại các khu vực bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

    - Phân loại các khu vực đất cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi

    + Phân loại đất bị thoái hóa, đất bị ô nhiễm theo loại đất.

    + Phân loại mức độ đất bị thoái hóa, đất bị ô nhiễm theo loại hình thoái hóa, loại hình ô nhiễm.

    + Phân loại các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đã đề xuất khi thực hiện điều tra, đánh giá đất đai đối với các khu vực đất bị thoái hóa, đất bị ô nhiễm theo loại hình, mức độ thoái hóa, ô nhiễm.

    (2) Tổng hợp, xác định phạm vi và mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

    - Xác định phạm vi khu vực đất bị thoái hóa cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi và xác định các mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị thoái hóa.

    - Xác định phạm vi khu vực đất bị ô nhiễm và mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi.

    - Tổng hợp các khu vực đất cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi.

    (3) Xây dựng kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

    - Xác định căn cứ pháp lý, sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

    - Xác định nội dung, khối lượng các nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

    + Xác định nội dung công việc thực hiện cho từng khu vực cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất trên địa bàn.

    + Xác định khối lượng công việc thực hiện cho từng khu vực cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất trên địa bàn theo các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội.

    - Đề xuất các nhiệm vụ, chương trình, dự án theo thứ tự ưu tiên để thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi các khu vực đất bị thoái hoá, đất bị ô nhiễm.

    - Xác định lộ trình thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án cho từng khu vực bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm:

    + Xác định nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch.

    + Xác định lộ trình thực hiện kế hoạch.

    + Xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

    + Xác định cơ chế giám sát, báo cáo thực hiện.

    - Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ xây dựng kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị thoái hoá; đất bị ô nhiễm.

    - Trình phê duyệt kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

    (4) Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội để thực hiện nhiệm vụ xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

    - Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội cần áp dụng đến từng khu vực cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị thoái hóa bao gồm:

    + Xác định, phân tích các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội và lựa chọn các phương án tối ưu;

    + Quyết định phương án thực hiện các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đến từng khu vực cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị thoái hóa.

    - Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đến từng khu vực cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bị ô nhiễm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    (5) Lập báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

    - Lập báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm:

    + Xây dựng các phụ lục, bảng biểu, số liệu;

    + Lập báo cáo kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

    + Xây dựng báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng kết nhiệm vụ;

    + Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.

    (6) Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

    - Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa theo nhiệm vụ đã được phê duyệt.

    + Giám sát, kiểm soát việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội đối với các khu vực đất cần xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi về chất lượng, khối lượng và các chỉ tiêu kỹ thuật trong thi công các công trình theo yêu cầu của nhiệm vụ đã được phê duyệt;

    + Giám sát, kiểm soát về tiến độ triển khai nhiệm vụ đã được phê duyệt;

    + Giám sát, kiểm soát kết quả xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất của từng nhiệm vụ để đánh giá mức độ phục hồi đất.

    + Đề xuất điều chỉnh biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội trong trường hợp không đáp ứng được các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 8 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT về xây dựng nhiệm vụ điều tra, đánh giá đất đai; nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

    - Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị ô nhiễm thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Như vậy, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất bao gồm 06 nội dung như trên.

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất ra sao?

    Căn cứ theo Điều 55 Luật Đất đai 2024 quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất như sau:

    - Chính phủ quy định chi tiết việc điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất và quy định điều kiện năng lực của tổ chức dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai.

    - Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

    + Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai; kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.

    + Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc.

    + Tổ chức thực hiện, phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và theo chuyên đề.

    + Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh.

    + Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

    - UBND cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

    + Tổ chức thực hiện, phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương.

    + Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm trên địa bàn.

    + Cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

    + Thống kê và công bố các khu vực đất bị ô nhiễm.

    +Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xử lý, cải tạo và phục hồi đất ở khu vực đất bị ô nhiễm trên địa bàn.

    - Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường và các nguồn vốn khác.

    - Kết quả điều tra, đánh giá đất đai phải được phê duyệt trong năm thực hiện kiểm kê đất đai để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất các cấp.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai kết quả điều tra, đánh giá đất đai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Như vậy, trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất của các cơ quan có thẩm quyền được quy định như trên.

    20