Bảo đảm thực hiện dân chủ đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự cần thực hiện ra sao?

Tới đây, việc bảo đảm thực hiện dân chủ đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự gồm những nội dung gì?

Nội dung chính

    Bảo đảm thực hiện dân chủ đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự cần thực hiện ra sao?

    Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 126/2020/TT-BCA (Có hiệu lực từ 15/01/2021) thì nội dung này được quy định như sau:

    Bảo đảm thực hiện dân chủ đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự gồm:

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về quyết định, hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên và Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó và cán bộ điều tra các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;

    - Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giải quyết kịp thời, đúng pháp luật và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, người tố cáo; xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp bảo vệ người tố, cáo khi có yêu cầu; bảo đảm quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo được nghiêm chỉnh thi hành và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định giải quyết của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

    11