Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm những gì?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm những gì? Thủ tục thẩm tra chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia thế nào?

Nội dung chính

Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm những gì?

Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm những gì? được quy định tại Điều 20 Nghị định 85/2025/NĐ-CP như sau:

Điều 20. Hồ sơ, nội dung thẩm định chương trình đầu tư công
1. Hồ sơ thẩm định chương trình đầu tư công:
a) Tờ trình thẩm định chương trình đầu tư công, bao gồm: sự cần thiết đầu tư chương trình; mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định chương trình đầu tư công;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư công;
c) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Cơ quan trình thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định hồ sơ thẩm định bằng hình thức điện tử, trừ hồ sơ, tài liệu chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm:
a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
b) Sự phù hợp của chương trình với chủ trương đầu tư chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư công;
d) Sự phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định; sự phù hợp giữa tổng vốn đầu tư của chương trình với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; khả năng thu hồi vốn và trả nợ trong trường hợp sử dụng vốn vay.
3. Trong quá trình thẩm định chương trình đầu tư công với những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định rà soát, đối chiếu với các quy định trong quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm:

- Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;

- Sự phù hợp của chương trình với chủ trương đầu tư chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư công 2024;

- Sự phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định; sự phù hợp giữa tổng vốn đầu tư của chương trình với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; khả năng thu hồi vốn và trả nợ trong trường hợp sử dụng vốn vay.

Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm những gì?

Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công thuộc thẩm quyền của Chính phủ được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 23 Luật Đầu tư công 2024 quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công thuộc thẩm quyền của Chính phủ như sau:

(1) Chủ chương trình có trách nhiệm sau đây:

- Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

- Giao đơn vị có chức năng thẩm định hoặc thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

- Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.

(2) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng liên ngành hoặc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

(3) Chủ chương trình hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư công 2024 trình Chính phủ.

(4) Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, bao gồm mục tiêu, phạm vi, tổng vốn đầu tư, thời gian thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.

Thủ tục thẩm tra chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia thế nào?

Tại Điều 22 Luật Đầu tư công 2024 quy định như sau:

Điều 22. Thủ tục và nội dung thẩm tra chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia
1. Thủ tục thẩm tra được quy định như sau:
a) Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đến cơ quan chủ trì thẩm tra;
b) Cơ quan chủ trì thẩm tra có quyền yêu cầu Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan chủ trì thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra.
2. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
b) Sự cần thiết đầu tư chương trình, dự án;
c) Việc tuân thủ các quy định của pháp luật;
d) Sự phù hợp với chiến lược, phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
đ) Những thông số cơ bản của chương trình, dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư, phạm vi, địa điểm, diện tích đất cần sử dụng, thời gian, tiến độ thực hiện, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường, nguồn vốn, khả năng thu hồi vốn và trả nợ vốn vay;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững;
g) Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia đầu tư tại nước ngoài.

Như vậy, thủ tục thẩm tra chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia như sau:

- Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đến cơ quan chủ trì thẩm tra;

- Cơ quan chủ trì thẩm tra có quyền yêu cầu Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; tổ chức khảo sát thực tế về những vấn đề thuộc nội dung chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được cơ quan chủ trì thẩm tra yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra.

saved-content
unsaved-content
33