Thứ 6, Ngày 01/11/2024
14:11 - 01/11/2024

Ban hành khung giá nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2025 theo quyết định của Bộ Công thương

Ngày 08/10/2024, Bộ Công thương ban hành Quyết định 2647/QĐ-BCT về phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ 31/12/2025, có hiệu lực từ 08/10/2024.

Nội dung chính

    Ban hành khung giá nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn từ 31/12/2025

    Cụ thể, tại Điều 1 Quyết định 2647/QĐ-BCT năm 2024 thì khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam đối với loại hình nhà máy thủy điện và nhà máy điện gió vận hành thương mại từ ngày 31 tháng 12 năm 2025 như sau:

    - Mức giá tối đa đối với loại hình nhà máy thủy điện: 6,78 USCent/kWh;

    - Mức giá tối đa đối với loại hình nhà máy điện gió: 6,4 USCent/kWh.

    - Khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam áp dụng đối với các nhà máy điện vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2025 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030.

    Trên đây là khunng giá nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2025.

    Ban hành khung giá nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2025 theo quyết định của Bộ Công thươngBan hành khung giá nhập khẩu điện từ Lào cho giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2025 theo quyết định của Bộ Công thương (Ảnh từ Internet)

    Mua bán điện trên thị trường điện lực quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 20 Luật Điện lực 2004 thì mua bán điện trên thị trường điện lực quy định như sau:

    (1) Đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực bao gồm:

    - Đơn vị phát điện;

    - Đơn vị bán buôn điện;

    - Đơn vị bán lẻ điện;

    - Khách hàng sử dụng điện.

    (2) Việc mua bán điện trên thị trường điện lực được thực hiện theo hai hình thức sau đây:

    - Mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn giữa bên bán điện và bên mua điện;

    - Mua bán giao ngay giữa bên bán điện và bên mua điện thông qua đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

    (3) Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực chịu trách nhiệm điều hoà, phối hợp hoạt động giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực.

    Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 21 Luật Điện lực 2004 có cụm từ được thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 thì hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực như sau:

    (1) Các quy định chủ yếu về hoạt động giao dịch trên thị trường điện lực bao gồm:

    - Quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia thị trường điện lực phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực;

    - Đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện;

    - Điều độ hệ thống điện quốc gia trong thị trường điện lực;

    - Quy trình xử lý sự cố;

    - Mua bán điện giao ngay trên thị trường điện lực;

    - Chào giá và xác định giá thị trường;

    - Lập hoá đơn và thanh toán giữa các đối tượng mua bán điện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Điện lực 2004 và các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ;

    - Cung cấp các dịch vụ phụ trợ và giá dịch vụ phụ trợ

    - Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp, khiếu nại về hoạt động mua bán điện và các dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực;

    - Cung cấp, công bố thông tin liên quan đến hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực.

    (2) Nội dung chủ yếu của điều hành giao dịch trên thị trường điện lực bao gồm:

    - Kiểm soát hoạt động giao dịch của các đối tượng tham gia thị trường điện lực để bảo đảm cho thị trường hoạt động theo đúng các quy định về điều hành giao dịch thị trường, thoả thuận giữa các bên và các quy định khác của pháp luật;

    - Công bố giá điện giao ngay và giá dịch vụ phụ trợ được quy định tại khoản 1 Điều này;

    - Cung cấp các dịch vụ giao dịch và lập hoá đơn thanh toán đối với phần điện năng và công suất được mua bán theo hình thức giao ngay và các dịch vụ phụ trợ;

    - Tiếp nhận và xử lý các kiến nghị liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực để bảo đảm sự ổn định, hiệu quả và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

    - Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực cho các bên liên quan;

    - Báo cáo về hoạt động giao dịch mua bán điện trên thị trường điện lực với cơ quan điều tiết điện lực.

    (3) Bộ Công thương quy định các nội dung tại (1) và hướng dẫn các nội dung tại (2) phù hợp với từng cấp độ phát triển của thị trường điện lực; quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.

    Mua bán điện với nước ngoài quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 28 Luật Điện lực 2004 có điều khoản được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012 thì mua bán điện với nước ngoài quy định như sau:

    (1) Việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.

    (2) Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

    - Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;

    - Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;

    - Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.

    (3) Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia nhưng phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    5