Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ thuế quy định thế nào?
Nội dung chính
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ thuế quy định thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 21 Thông tư 31/2021/TT-BTC (Có hiệu lực từ 02/07/2021) quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ và trong các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế, trong đó:
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ
Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ tại Điều 13 Thông tư 31/2021/TT-BTC, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quản lý như sau:
- Rủi ro cao: Đưa vào danh sách thực hiện rà soát, kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế, bổ sung kế hoạch kiểm tra thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế hàng năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra thực hiện chuyển hình thức sử dụng hóa đơn đang thực hiện sang thực hiện mua hóa đơn của cơ quan thuế hoặc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc thực hiện các biện pháp quản lý hóa đơn khác theo quy định hiện hành; quyết định hình thức sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế sử dụng hóa đơn lần đầu;
- Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện chọn mẫu để rà soát, kiểm tra, xử lý và tăng cường hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định pháp luật về hóa đơn.
Tổng cục Thuế quy định phương pháp chọn mẫu phù hợp theo yêu cầu quản lý thuế của từng địa phương, trong từng thời kỳ.