Áo dài có phải Quốc phục Việt Nam? Quốc phục Việt Nam hiện nay là trang phục nào?

Áo dài có phải Quốc phục Việt Nam? Quốc phục Việt Nam hiện nay là trang phục nào?

Nội dung chính

    Áo dài có phải Quốc phục Việt Nam? Quốc phục Việt Nam hiện nay là trang phục nào?

    Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra định nghĩa về quốc phục, có thể hiểu, quốc phục là trang phục truyền thống được xem như biểu tượng của một quốc gia, thể hiện bản sắc văn hóa, lịch sử và giá trị dân tộc. Quốc phục thường được mặc trong các dịp lễ hội, sự kiện quan trọng hoặc nghi lễ quốc gia, nhằm tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa.

    Áo dài là trang phục truyền thống đặc trưng của Việt Nam, mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc trong văn hóa và lịch sử dân tộc. Với thiết kế ôm sát cơ thể, tà áo dài thướt tha, chia làm hai phần trước và sau, áo dài tôn lên vẻ đẹp duyên dáng và tinh tế của người mặc. Thường được may từ các chất liệu nhẹ nhàng như lụa, gấm, hoặc tơ tằm, áo dài không chỉ mang lại sự mềm mại, thoải mái mà còn tạo nên nét uyển chuyển trong từng bước đi. Hoa văn trên áo dài thường mang ý nghĩa văn hóa, từ hình ảnh hoa sen, chim hạc đến những họa tiết hiện đại, kết hợp cùng màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều dịp khác nhau.

    Nhiều người thường cho rằng áo dài là quốc phục Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa có quy định chính thức về quốc phục. Vì vậy, chưa thể khẳng định áo dài hay bất cứ trang phục nào khác là quốc phục Việt Nam.

    Trang phục của cán bộ công chức viên chức tại cơ quan hành chính nhà nước được quy định như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định Quyết định 129/2007/QĐ-TTg thì trang phục của cán bộ công chức viên chức tại các cơ quan hành chính nhà nước được quy định như sau:

    (1) Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự.

    (2) Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Áo dài có phải Quốc phục Việt Nam? Quốc phục Việt Nam hiện nay là trang phục nào?

    Áo dài có phải Quốc phục Việt Nam? Quốc phục Việt Nam hiện nay là trang phục nào? (Hình từ Internet)

    Cán bộ công chức có những nghĩa vụ gì trong thi hành công vụ?

    Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Cán bộ, côngchức 2008, cán bộ công chức có những nghĩa vụ trong thi hành công vụ như sau:

    (1) Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    (2) Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

    (3) Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    (4) Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

    (5) Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

    (6) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Viên chức có những nghĩa vụ gì trong hoạt động nghề nghiệp?

    Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật Viên chức 2010, trong hoạt động nghề nghiệp, viên chức có những nghĩa vụ như sau:

    (1) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.

    (2) Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

    (3) Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.

    (4) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

    (5) Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

    - Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

    - Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

    - Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

    - Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

    (6) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

    (7) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    188
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ