Ai có thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone?
Nội dung chính
Ai có thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone?
Tại khoản 2 Điều 17 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone do Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 quy định về thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
- Hội đồng thành viên MobiFone quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của MobiFone tại thời điểm gần nhất với thời điểm thanh lý tài sản nhưng không quá mức dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên thì Hội đồng thành viên báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của MobiFone không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, MobiFone phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.
- Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gian 03 năm đầu nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế theo như phương án phê duyệt ban đầu, MobiFone không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới MobiFone không trả được nợ vay theo khế ước;
- Hoặc hợp đồng vay vốn thì Hội đồng thành viên phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ai có thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone? (Hình từ Internet)
Nhượng bán tài sản cố định do Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone tự tổ chức thực hiện thông qua hình thức nào?
Theo khoản 3 Điều 17 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone do Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 quy định:
Thanh lý, nhượng bán tài sản
...
3. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
Việc nhượng bán tài sản cố định được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do MobiFone tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng giám đốc MobiFone quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì MobiFone được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên.
4. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản gắn liền với đất đai phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật có liên quan
Theo đó, việc nhượng bán tài sản cố định được thực hiện bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do MobiFone tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Trình tự thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 5 Điều 17 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone do Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 có nêu:
Thanh lý, nhượng bán tài sản
...
5. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy định tại Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ, các Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP có quy định thì:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
...
4. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thành phần Hội đồng gồm: Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan; đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và một số chuyên gia am hiểu về tính năng kỹ thuật của tài sản cố định (nếu cần). Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp gồm:
- Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán;
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư, tài sản chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải thanh lý, nhượng bán để báo cáo chủ sở hữu xử lý theo quy định;
- Tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị có thể thu được của tài sản thanh lý, nhượng bán;
- Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản tự kết thúc hoạt động sau khi hoàn tất việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp.
b) Trường hợp khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc thanh lý và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ của doanh nghiệp thực hiện như đối với trường hợp thanh lý tài sản cố định quy định tại Điều này.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Thành phần Hội đồng gồm: Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan; đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và một số chuyên gia am hiểu về tính năng kỹ thuật của tài sản cố định (nếu cần).
- Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp gồm:
+ Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán;
+ Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư, tài sản chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải thanh lý, nhượng bán để báo cáo chủ sở hữu xử lý theo quy định;
+ Tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị có thể thu được của tài sản thanh lý, nhượng bán;
+ Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan;
+ Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản tự kết thúc hoạt động sau khi hoàn tất việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Trường hợp khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc thanh lý và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ của doanh nghiệp thực hiện như đối với trường hợp thanh lý tài sản cố định quy định tại Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP.