3 Khoản tiền học sinh vẫn phải đóng khi miễn học phí
Nội dung chính
3 Khoản tiền học sinh vẫn phải đóng khi miễn học phí
Trong cuộc họp ngày 28/2, Bộ Chính trị đã thông qua chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ bậc mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi toàn quốc. Chính sách này sẽ được áp dụng từ năm học 2025 2026, bắt đầu từ tháng 9/2025.
Điều này có nghĩa là phụ huynh sẽ không phải chi trả học phí cho con em trong năm học sắp tới. Tuy nhiên, ngoài học phí, vẫn còn một số khoản thu khác mà nhà trường được phép thu và phụ huynh có trách nhiệm đóng góp theo quy định vào đầu năm học mới.
Cụ thể là 3 khoản tiền học sinh vẫn phải đóng khi miễn học phí năm học 2025 2026 như sau:
(1) Đồng phục
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT như sau:
Kinh phí
Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.
Theo đó, kinh phí của đồng phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi. Vì vậy, nhà trường được phép thu tiền danh mục đồng phục học sinh và phụ huynh phải đóng góp đầy đủ khoản tiền này khi miễn học phí.
(2) Bảo hiểm y tế học sinh
Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên hiện được áp dụng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Nhà trường chỉ đóng vai trò thu hộ cho phía Bảo hiểm xã hội.
Như vậy, số tiền phải đóng = 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 972.000 đồng/năm.
Trong đó, số tiền học sinh, sinh viên thực đóng là 680.400 đồng/năm do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng.
(3) Một số khoản thu khác
Ngoài ra 2 tiền học sinh vẫn phải đóng khi miễn học phí nêu trên thì phụ huynh phải đóng thêm một số khoản tiền riêng thu theo thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh ở từng địa phương hoặc thu theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân từng tỉnh/thành.
Một số khoản thu khác bao gồm:
- Tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú;
- Quỹ lớp;
- Học phẩm cho trẻ mầm non;
- Nước uống.
3 Khoản tiền học sinh vẫn phải đóng khi miễn học phí (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Chương trình giáo dục mầm non
1. Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;
b) Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;
c) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.
2. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở giáo dục mầm non. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non sau khi được thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.
Theo đó, chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;
- Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;
- Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.