04 điểm khác biệt giữa giao đất và cho thuê đất theo theo Luật Đất đai mới nhất năm 2025
Nội dung chính
04 điểm khác biệt giữa giao đất và cho thuê đất theo theo Luật Đất đai mới nhất năm 2025
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết 4 điểm khác biệt chính giữa giao đất và cho thuê đất theo theo Luật Đất đai mới nhất năm 2025:
Tiêu chí | Giao đất | Cho thuê đất |
---|---|---|
Hình thức sử dụng đất | - Giao đất không thu tiền sử dụng đất - Giao đất có thu tiền sử dụng đất | - Thuê đất trả tiền hàng năm - Thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê |
Quyền của người sử dụng đất | Người được giao đất có quyền: - Chuyển nhượng - Tặng cho - Thừa kế - Cho thuê - Thế chấp - Góp vốn bằng quyền sử dụng đất - Nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (nếu đủ điều kiện) | - Nếu thuê trả tiền một lần: có quyền như trường hợp được giao đất - Nếu thuê trả tiền hàng năm: chỉ có quyền với tài sản trên đất, không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất |
Hạn mức sử dụng đất | - Có quy định hạn mức giao đất nông nghiệp và đất ở - Do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tùy địa phương - Giao đất nông nghiệp theo Điều 176 Luật Đất đai 2024 | - Không giới hạn hạn mức cụ thể - Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng của quỹ đất - Diện tích cụ thể được ghi trong quyết định/ hợp đồng cho thuê |
Thời hạn sử dụng đất | - Có thể là sử dụng ổn định lâu dài (theo Điều 171 Luật Đất đai 2024) - Hoặc sử dụng có thời hạn | - Không có thời hạn ổn định lâu dài - Thời hạn thuê tối đa là 50 năm, một số trường hợp có thể 70 năm hoặc 99 năm |
Trên đây là 04 điểm khác biệt giữa giao đất và cho thuê đất theo theo Luật Đất đai mới nhất năm 2025
04 điểm khác biệt giữa giao đất và cho thuê đất theo theo Luật Đất đai mới nhất năm 2025 (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024:
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước;
- Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Giao đất, cho thuê đất đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân. Trường hợp cho cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
- Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
(3) Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2024:
Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; người đứng đầu của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang và công trình công cộng khác của xã, phường, thị trấn; đất tôn giáo, đất tín ngưỡng chưa giao quản lý, sử dụng.
- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra.
- Người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
- Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Đất đai 2024:
Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định của Luật này và luật khác có liên quan thông qua các cơ quan sau đây:
- Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực hiện quyền giám sát đối với việc quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước;
- Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền; thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai 2024; quyết định bảng giá đất; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương;
- Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền quy định của Luật Đất đai 2024 và luật khác có liên quan.