Tải file Nghị định 128/2025 phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ (lao động, tiền lương, người có công, hợp đồng lao động,...)

Ngày 12/06/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2025 phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ (lao động, tiền lương, người có công, hợp đồng lao động,...).

Nội dung chính

Tải file Nghị định 128/2025 phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ (lao động, tiền lương, người có công, hợp đồng lao động,...)

Ngày 12/06/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2025 phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ (lao động, tiền lương, người có công, hợp đồng lao động,...).

Theo đó, Nghị định 128/2025/ NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực nội vụ được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ cần điều chỉnh để thực hiện phân quyền, phân cấp.

>> Tải file Nghị định 128/2025 phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ (lao động, tiền lương, người có công, hợp đồng lao động,...)

HOT: Danh mục địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2025 của 34 tỉnh thành mới (Nghị định 128/2025/NĐ-CP)

Tải file Nghị định 128/2025 phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ (lao động, tiền lương, người có công, hợp đồng lao động,...)Tải file Nghị định 128/2025 phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ (lao động, tiền lương, người có công, hợp đồng lao động,...) (Hình từ Internet)

Nghị định 128/2025 phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ có hiệu lực từ ngày nào?

Theo Điều 15 Nghị định 128/2025/ NĐ-CP nêu rõ Nghị định 128/2025 phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

Nguyên tắc phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ theo Nghị định 128/2025

Theo Điều 2 Nghị định 128/2025/ NĐ-CP quy định nguyên tắc phân cấp phân quyền lĩnh vực nội vụ như sau:- Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân quyền, phân cấp của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Bảo đảm phân cấp triệt để các nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương, bảo đảm thẩm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ, quyền điều hành của người đứng đầu Chính phủ đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về nội vụ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ.

- Bảo đảm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô; xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.

- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp và phân định rõ thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân định. Trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao thực hiện nhiệm vụ thì có thể giao cấp dưới thực hiện.

- Thực hiện phân quyền, phân cấp giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, không bỏ sót hoặc chồng lấn, giao thoa nhiệm vụ; bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn.

- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục quy định của pháp luật; khuyến khích huy động sự tham gia của tổ chức xã hội, người dân, doanh nghiệp.

- Bảo đảm thống nhất, hài hòa nhưng đồng thời thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm quy định

 

saved-content
unsaved-content
161