14:55 - 14/11/2024

Yêu cầu cấp bách của cấp cứu được quy định như thế nào?

Yêu cầu cấp bách của cấp cứu được quy định như thế nào? Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Yêu cầu cấp bách của cấp cứu được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Yêu cầu cấp bách của cấp cứu được quy định như thế nào?

    Yêu cầu cấp bách của cấp cứu được quy định tại Mục 2 Phần IV Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể: 

    a. Người bệnh cấp cứu vào bất cứ khoa nào trong bệnh viện cũng phải được tiếp đón ngay; những khoa lâm sàng không có buồng cấp cứu thì viên chức của khoa phải kết hợp cùng với gia đình người bệnh đưa người bệnh đến buồng cấp cứu thích hợp nhất.

    - Y tá (điều dưỡng) phải chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu, khi có người bệnh cấp cứu phải thực hiện ngay nhiệm vụ đón tiếp, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp… mời bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ trực đến cấp cứu ngay.

    - Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực phải khám xét khẩn cấp và ra y lệnh xử lý kịp thời.

    + Người bệnh trong tình trạng nguy kịch phải tập trung sơ cứu, mời bác sĩ hồi sức hỗ trợ.

    + Người bệnh có chỉ định chuyển khoa hồi sức cấp cứu hoặc chuyên khoa thích hợp, phải vừa chuyển vừa hồi sức.

    b. Tại buồng cấp cứu khoa khám bệnh:

    - Bác sĩ cấp cứu phải tập trung sơ cứu, hội chẩn và xử lý kịp thời.

    - Y tá (điều dưỡng) tiếp đón có trách nhiệm đưa người bệnh đã qua cơn nguy kịch đến khoa lâm sàng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ và bàn giao chu đáo cho y tá (điều dưỡng) khoa nhận người bệnh cấp cứu.

    c. Người bệnh đang điều trị nội trú có diễn biến nặng:

    Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực có trách nhiệm khám xét ngay, chẩn đoán, tiên lượng và xử lý kịp thời.

    Trường hợp người bệnh có diễn biến nặng hoặc khi gia đình người bệnh yêu cầu: y tá (điều dưỡng) phải mời bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực đến ngay.

    Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ thường trực phải xin hội chẩn gấp để có biện pháp xử lý kịp thời.

    d. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm tổ chức ứng cứu kịp thời vào bất cứ thời gian nào:

    - Khi tuyến dưới xin hỗ trợ.

    - Khi có tai nạn hàng loạt, thảm họa.

    7