14:30 - 25/09/2024

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cánh tay và khớp vai

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cánh tay và khớp vai là bao nhiêu? Văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này?

Nội dung chính

    Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cánh tay và khớp vai được quy định tại Mục I Chương 8 Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ-xương-khớp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

    I. Cánh tay và khớp vai

     Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

    1. Cụt hai chi trên

     

    1.1. Tháo hai khớp cổ tay (hoặc cụt hai bàn tay)

    82

    1.2. Cụt 1/3 trên cẳng tay một bên và 1/3 giữa cẳng tay bên kia

    83

    1.3. Cụt 1/3 giữa hai cẳng tay

    83

    1.4. Cụt 1/3 trên hai cẳng tay

    84

    1.5. Tháo hai khớp khuỷu tay

    85

    1.6. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại

    85

    1.7. Cụt 1/3 giữa một cánh tay và 1/3 trên một cẳng tay bên kia

    86

    1.8. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 giữa một cẳng tay còn lại

    87

    1.9. Cụt 1/3 trên một cánh tay một bên và 1/3 trên một cẳng tay còn lại

    88

    1.10. Cụt hai cánh tay từ 1/3 giữa - 1/3 dưới

    89

    1.11. Cụt hai cánh tay từ 1/3 trên trở lên.

    91

    1.12. Tháo hai khớp vai

    95

    2. Cụt hai chi: một chi trên và một chi dưới, cùng bên hoặc khác bên

     

    2.1. Cụt một cẳng tay và một cẳng chân (bất kì đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc tháo khớp cổ chân trở lên)

    83

    2.2. Cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 dưới một cẳng chân (hoặc cẳng tay)

    84

    2.3. Cụt 1/3 trên một cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 trên một cẳng chân (hoặc một cẳng tay)

    86

    2.4. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 giữa đùi, hoặc ngược lại

    88

    2.5. Cụt 1/3 trên một cánh tay và 1/3 trên một đùi

    91

    2.6. Tháo khớp vai và tháo một khớp háng cùng hoặc khác bên

    95

    3. Cụt một chi trên và mù một mắt

     

    3.1 Tháo khớp cổ tay và mù một mắt

    82

    3.2. Cụt một cẳng tay và mù hoàn toàn một mắt

    83

    3.3. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả

    84

    3.4. Cụt một cánh tay và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp được mắt giả

    86

    3.5. Tháo khớp một vai và mù một mắt

    87

    3.6. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu lắp được mắt giả

    93

    3.7. Tháo khớp một vai và khoét bỏ một nhãn cầu không lắp mắt giả

    95

    4. Tháo một khớp vai

    72

    5. Cụt một cánh tay

     

    5.1. Đường cắt 1/3 giữa

    61-65

    5.2. Đường cắt 1/3 trên

    66-70

    6. Gãy đầu trên xương cánh tay (từ cổ giải phẫu trở lên)

     

    6.1. Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liểng (chụp phim X-quang xác định)

    41-45

    6.2. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa

    21-25

    6.3. Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều

    31-35

    7. Gãy thân xương cánh tay một bên

     

    7.1. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường

    11-15

    7.2. Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi

    21-25

    7.3. Can liền xấu, trục lệch, ngắn chi, teo cơ do giảm vận động

     

    7.3.1. Ngắn dưới 3cm

    26-30

    7.3.2. Ngắn từ 3cm trở lên

    31-35

    7.4. Can xấu, hai đầu gãy chồng nhau

    41

    8. Gãy đầu dưới xương cánh tay một bên

     

    8.1. Gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu

    21-25

    8.2. Gãy như mục 8.1, nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu: Áp dụng tỷ lệ tổn thương khớp khuỷu

     

    8.3. Mẻ hoặc rạn lồi cầu đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp

    3-5

    8.4. Mẻ xương dài (Các chi trên và chi dưới, chưa đến ống tủy hoặc đến ống tủy nhưng không có biến chứng)

    Nếu có biến chứng áp dụng Tổn thương do viêm xương Phần bệnh tật

    1-3

    9. Mất đoạn xương cánh tay tạo thành khớp giả

     

    9.1. Khớp giả chặt

    31-35

    9.2. Khớp giả lỏng

    41-45

    10. Tổn thương khớp vai một bên

     

    10.1. Mức độ hạn chế các động tác ít (hạn chế 1 - 2/7 động tác)

    11-15

    10.2. Mức độ hạn chế các động tác rất nhiều, kèm theo teo cơ (hạn chế 3 - 5/7 động tác)

    21-25

    10.3. Cứng khớp vai gần hoàn toàn

    31-35

    11. Cứng khớp vai hoàn toàn

     

    11.1. Tư thế thuận: Tư thế nghỉ - 0o

    46-50

    11.2. Tư thế không thuận: Ra trước, ra sau, giơ ngang và lên cao

    51-55

    11.3. Thay khớp vai nhân tạo

    16-20

    12. Trật khớp vai cũ dễ tái phát (không còn khả năng điều trị hoặc điều trị không kết quả)

    21-25

    13. Cứng nhiều khớp lớn chi trên

     

    13.1. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng

    51-55

    13.2. Cứng cả ba khớp: vai - khuỷu - cổ tay

    61

    13.3. Trật khớp cùng đòn cũ dễ tái phát

    11-15


    Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cánh tay và khớp vai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

    Trân trọng!

    1